Giá dầu thế giới giảm vào sáng 5/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng một dòng trạng thái thẳng thừng đòi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) giảm giá dầu.
Giá dầu Brent giao sau tại thị trường London lúc gần 10h theo giờ Việt Nam giảm 0,54 USD/thùng, tương đương giảm 0,7%, còn 77,7 USD/thùng.
Giá dầu WTI tại New York giảm 0,26 USD/thùng, tương đương giảm 0,4%, còn 73,88 USD/thùng. Hôm thứ Ba, có lúc giá dầu WTI vượt 75 USD/thùng, mức cao nhất kể từ cuối năm 2014.
Dòng trạng thái (tweet) mà ông Trump đăng trên mạng xã hội Twitter ngày 4/7 cáo buộc OPEC đẩy giá dầu tăng.
"OPEC độc quyền cần phải nhớ rằng giá xăng dầu đang tăng cao và họ chẳng giúp ích được gì", ông Trump viết. "Họ chẳng qua chỉ đẩy giá tăng cao, còn Mỹ thì phải dùng tiền của mình để bảo vệ an ninh cho nhiều thành viên của họ".
"Cái gì cũng phải có đi có lại. Hãy giảm giá dầu ngay đi thôi", ông Trump kêu gọi OPEC.
Theo ông Stephen Innes, trưởng bộ phận giao dịch khu vực châu Á - Thái Bình Dương của công ty môi giới OANDA, với cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ đang tới gần, ông Trump tiếp tục gây sức ép buộc Saudi Arabia phải tăng nguồn cung dầu nhằm kiềm chế giá dầu WTI ít nhất dưới ngưỡng 75 USD/thùng.
Từ đầu năm 2017, OPEC và một số nước ngoài khối, dẫn đầu là Nga, đã hạn chế sản lượng để đưa giá dầu hồi phục. Nỗ lực này đã phát huy tác dụng.
Gần đây, tốc độ tăng của giá dầu càng được đẩy nhanh sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp lệnh trừng phạt lên ngành dầu lửa của nước này.
"Động lực chính đẩy giá dầu tăng là thỏa thuận hạn chế sản lượng giữa OPEC và Nga, cùng với sản lượng dầu sụt giảm của Venezuela và quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran", ngân hàng National Australia Bank (NAB) viết trong một báo cáo mới đây.
Cuối tháng 6, OPEC và Nga tuyên bố sẽ nâng sản lượng trở lại để giảm bớt tình trạng thắt chặt nguồn cung dầu. Tuy nhiên, giá dầu vẫn tăng mạnh kể từ sau cuộc họp đó của OPEC và Nga do có nhiều lo ngại rằng mức tăng sản lượng ước tính từ 600.000-1 triệu thùng/ngày của nhóm này không đủ bù đắp phần sản lượng mất mát.
Thị trường dầu lửa hiện cũng đang lo ngại tác động tiêu cực của xung đột thương mại Mỹ - Trung.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 5/7 cảnh báo rằng thuế quan của Mỹ sẽ gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỹ dự kiến sẽ bắt đầu áp thuế lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc vào ngày thứ Sáu tuần này.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc tuyên bố kế hoạch áp thuế trả đũa của Trung Quốc đối với hàng Mỹ, bao gồm dầu thô, sẽ có hiệu lực ngay lập tức sau khi Mỹ đánh thuế hàng Trung Quốc.
Theo: Diệp Vũ/Vnconomy
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX