"Khi được hỏi về mức giá tổ chức một cuộc duyệt binh lớn, các chính trị gia tại thủ đô Washington đề xuất con số cao tới mức tôi đã ra lệnh hủy sự kiện này", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua viết trên mạng xã hội Twitter. Ông cho biết cuộc duyệt binh tại thủ đô Washington có thể diễn ra vào năm sau, khi chi phí tổ chức giảm đi nhiều lần.
Nguồn tin giấu tên tại Nhà Trắng cho biết chi phí dự kiến cho cuộc duyệt binh đã đội lên tới 92 triệu USD, gấp gần 8 lần mức ban đầu do Lầu Năm Góc đưa ra. Đây dường như là lý do chính khiến giấc mộng duyệt binh của Trump tan vỡ hoàn toàn sau nửa năm ấp ủ, theo AP.
Cảm hứng từ lễ duyệt binh Pháp
Ý tưởng tổ chức duyệt binh quy mô lớn được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra sau khi thăm Pháp năm 2017 và chứng kiến lễ duyệt binh hoành tráng mừng ngày quốc khánh nước này. Tại đó, Trump cảm thấy ấn tượng với dàn khí tài của Pháp, gồm nhiều máy bay quân sự do Mỹ chế tạo, khi chúng diễu qua đại lộ Champs-Elysees.
Mỹ từng tổ chức một số cuộc diễu binh với sự tham gia của quân đội vào Ngày tưởng niệm binh sĩ và quốc khánh 4/7. Năm 1991, cuộc duyệt binh mừng chiến thắng sau Chiến tranh vùng Vịnh chứng kiến sự xuất hiện của 8.000 binh sĩ, máy bay tàng hình F-117, tăng thiết giáp và cả bệ phóng tên lửa phòng không Patriot.
Tuy nhiên, những sự kiện này dường như nhỏ bé hơn nhiều so với những gì Trump dự tính. Ông từng nhắc tới việc binh sĩ Pháp mặc các loại trang phục qua từng thời kỳ, cũng như lễ duyệt binh kéo dài tới hai giờ. "Chúng ta sẽ phải thử và vượt mặt họ", Trump phát biểu khi đề xuất tổ chức duyệt binh trên đại lộ Pennsylvania của thủ đô Washington vào ngày 4/7/2018.
Tháng 2, Tổng thống Trump yêu cầu Lầu Năm Góc lên kế hoạch cho cuộc duyệt binh. Ý tưởng này nhanh chóng bị chỉ trích và bị so sánh với màn phô trương sức mạnh quân sự của những quốc gia như Trung Quốc và Triều Tiên.
Washington thường không tổ chức duyệt binh quy mô lớn vì cho rằng hoạt động phô trương sức mạnh quân sự này là không cần thiết, khi quân đội Mỹ đang hiện diện khắp thế giới.
"Đó không phải phong cách của nước Mỹ. Chúng ta đều biết nước Mỹ mạnh như thế nào, không cần thiết phải thể hiện uy lực theo cách đó", cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Michael Hayden phát biểu. Đây cũng là nhận định chung của nhiều cựu quan chức quốc phòng Mỹ.
Dù Trump muốn lễ duyệt binh phải thật hoành tráng, trong quá trình lên kế hoạch, Lầu Năm Góc khẳng định xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams sẽ không xuất hiện. Trong cuộc duyệt binh năm 1991, những chiếc Abrams vẫn để lại vết xích và gây hư hại đường phố thủ đô Washington, dù xích xe được lắp guốc cao su để tránh làm hỏng mặt đường.
Đó là chưa kể tới chi phí vận chuyển những chiếc xe tăng nặng gần 70 tấn tới địa điểm tập kết, cũng như số tiền cho nhiên liệu và công tác bảo dưỡng trong thời gian chuẩn bị duyệt binh.
Chi phí tăng vọt, ngày tổ chức bị trì hoãn
Giám đốc ngân sách Nhà Trắng Mick Mulvaney hồi tháng 2 nhận định cuộc duyệt binh sẽ tiêu tốn khoảng 10-30 triệu USD, trong khi giới chức Lầu Năm Góc đưa ra mức giá 12-14 triệu USD. Con số này tương đương ngân sách cho một cuộc tập trận chung với Hàn Quốc mà Tổng thống Trump chê là "quá đắt đỏ".
Thời gian tổ chức duyệt binh cũng là một vấn đề khó giải quyết. Bộ Quốc phòng Mỹ muốn nó diễn ra vào Ngày Cựu chiến binh 11/11, trùng với thời điểm kỷ niệm tròn 100 năm kết thúc Thế chiến I. Điều này được cho là có ý nghĩa hơn cuộc duyệt binh mang tính chính trị vào quốc khánh Mỹ.
Tới giữa tháng 8, kế hoạch duyệt binh vào tháng 11 với chi phí dưới 30 triệu USD đã vượt ngoài tầm kiểm soát của Lầu Năm Góc. Nguồn tin giấu tên tại Nhà Trắng cho biết chi phí dự kiến đã đội lên tới 92 triệu USD.
Chi phí này dự kiến được lấy từ nhiều nguồn, trong đó 50 triệu USD ngân sách của Lầu Năm Góc và khoảng 42 triệu USD từ các cơ quan chính phủ như Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Nó được trả cho việc bảo đảm an ninh, vận chuyển và lưu trú cho các binh sĩ, cũng như vận hành phi đội máy bay và phương tiện mặt đất.
Mức giá quá cao khiến Nhà Trắng và Lầu Năm Góc thống nhất lùi sự kiện này sang năm 2019.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis tỏ ý nghi vấn về con số 92 triệu USD được tiết lộ, cho rằng người công bố thông tin này "có thể đã hút phải thứ gì đó". Tổng thống Trump sau đó xác nhận chi phí tổ chức là nguyên nhân hoãn duyệt binh, đồng thời đổ lỗi cho các chính trị gia tại thủ đô Washington, cáo buộc họ đưa ra con số quá cao cho sự kiện này.
"Giờ chúng ta có thể mua thêm nhiều tiêm kích phản lực", Trump tuyên bố, ám chỉ số tiền duyệt binh có thể đầu tư vào lĩnh vực mua sắm quốc phòng. Tuy nhiên, phát biểu này cũng khó trở thành hiện thực, khi một số tiêm kích do Mỹ sản xuất hiện nay có giá từ 100-120 triệu USD/chiếc.
Sự kiện bác sĩ người Việt bị kéo lê khỏi…
Tổng hợp các hình ảnh về bão Harvey trong vài…
Tin nóng: Bão Harvey quay lại, Houston thất thủ trước…
Tin cộng đồng: Một người đàn ông gốc Việt ở…
Vụ "United Airlines": Khi cộng đồng giận dữ lên tiếng
Tưng bừng lễ hội văn hoá châu Á Plano AsiaFest…
Tuần hành phản đối súng đạn của học sinh sau…
Bác sĩ gốc Việt bị bắn chết tại nhà ở…
Cảnh sát Mỹ ra khuyến cáo đặc biệt về "chú…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX