Lịch sử đổi thay
Các đại diện của bóng đá Nam Mỹ đã từng có thời áp đảo hoàn toàn các đối thủ khác trên thế giới bằng một lối bóng đá đầy mê hoặc. Năm 2002, Brazil đăng quang ở kỳ World Cup đầu tiên mà châu Á tổ chức (đồng chủ nhà Hàn Quốc – Nhật Bản), bằng sức mạnh áp đảo so với phần còn lại. Trên con đường đến với chức vô địch, Brazil đặt dưới chân mình những đại diện châu Âu. Kể từ vòng knock-out, các đối thủ mà Selecao vượt qua lần lượt là Bỉ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức, với tổng cộng 7 bàn thắng, và chỉ để lọt lưới 1 bàn (Anh).
Chức vô địch của Brazil năm 2002 giúp Nam Mỹ vượt lên châu Âu về số lần vô địch thế giới: 9-8. Cũng từ 2002 trở về trước, bóng đá Nam Mỹ không bao giờ để cho đối thủ châu Âu thống trị thế giới, với nhiều hơn 2 lần đăng quang liên tiếp (Không tính đến trường hợp Italy vô địch năm 1934 và 1938, thời điểm của nhiều tranh cãi liên quan đến chính trị).
Điều đáng buồn hiện nay là dù có nhiều cầu thủ sáng giá đang chơi ở các câu lạc bộ Châu Âu hàng đầu nhưng sự thắng thế của nền bóng Nam Mỹ đã là quá khứ. Trong 3 kỳ World Cup gần nhất, có đến 2 trận chung kết là nội bộ châu Âu. Italy – Pháp năm 2006, và Tây Ban Nha – Hà Lan sau đó 4 năm. Và đến tứ kết World Cup 2018, việc Uruguay dừng chân trước Pháp (0-2) và Brazil gục ngã trước Bỉ (1-2) đã kết thúc giấc mơ của Nam Mỹ đồng thời khiến ngày 15/7 tới ở Luzhniki, Moskva, sẽ là cuộc nội chiến khác của những người châu Âu.
Dù lịch sử các Vòng chung kết Cúp thế giới chỉ ra rằng, việc giành danh hiệu trên vùng đất của Châu Âu với bóng đá Nam Mỹ là không hề dễ dàng – chỉ có lần duy nhất Brazil thành công năm 1958 (tại Thụy Điển), nhưng giới chuyên môn, truyền thông cũng như fan hâm mộ đánh giá rất cao cơ hội của Brazil và Uruguay lần này.
Đặt lên bàn cân, nếu có thua thì Nam Mỹ chỉ thua về số lượng đội tham dự World Cup do cơ cấu phân vé của FIFA (5 so với 14), còn chất lượng đội hình những ứng viên hàng đầu thì không. Chuyện không đội bóng Nam Mỹ nào lọt được vào vòng bán kết World Cup năm nay là một thất bại đau đớn, dù rằng nó đã từng xảy ra với lần gần nhất là World Cup 2006.
Chỉ có Peru với thực lực có hạn bị loại từ vòng bảng là điều đã được dự báo trước trong một bảng đấu có mặt Pháp và Đan Mạch. Bất ngờ ở nhà đương kim Á quân thế giới, Argentina lại thi đấu bết bát và phải nhờ đến may mắn mới lết được vào vòng hai là một sự sỉ nhục. Trận thua trước Pháp ở vòng 1/8 là dấu chấm hết cho một thế hệ tài năng của Albiceleste gồm những Messi, Aguero, hay Di Maria.
Thống kế cho thấy, Uruguay chưa bao giờ ngại Pháp vậy mà ở trận đối đầu vừa qua thì Uruguay tỏ ra lép vế thực sự, để Pháp đánh bại một cách tâm phục khẩu phục. Dù tuyển Bỉ mạnh nhưng người hâm mộ vẫn tin vào một chiến thắng cho Brazil hòng cứu vãn lại một mùa giải có nguy cơ thất bát của bóng đá Nam Mỹ. Do một thoáng sai lầm cộng với thiếu may mắn, Selecao cũng đã tạm biệt World Cup đầy tiếc nuối.
Một Nam Mỹ già cỗi và thiếu gắn kết
Có rất nhiều lý do để nói về thất thất bại của bóng đá Nam Mỹ khi họ có tới 5 đại diện ở giải đấu lần này nhưng lại sạch bóng ở Bán kết. Nguyên nhân rõ nhất mà người hâm mộ có thể thấy rõ đó là các đội bóng quá nhiều các cầu thủ lớn tuổi.
Hãy xem độ tuổi trung bình các đội bóng lọt tới vòng Bán kết năm nay, Pháp và Anh vào bán kết với đội hình có tuổi trung bình 26, trong khi Bỉ 27,6, Croatia 28. Bóng đá Nam Mỹ có gì? Argentina 29,2, Brazil 28,6, Uruguay 28,2, Colobia 28,2. Sự già hóa ở đội hình khiến các đội bóng không có sức kháng cự trước các đối thủ trẻ khỏe hơn.
Lý do sâu xa hơn về thất bại của Nam Mỹ đó là họ chỉ tập trung vào các ngôi sao mà thiếu đi sự gắn kết ở lối chơi. Ở Argentina, Messi là trung tâm của đội bóng, khi anh bị kèm chặt thì mọi mũi nhọn tấn công khác cũng không thể lên tiếng. Điều này không khác mấy với Colombia, James Rodriguez chấn thương ngồi ngoài sân và nhìn đội tuyển của mình bất lực trước Tam Sư hay sự hiệu quả của cặp Suarez – Cavani ở Uruguay (Cavani lỡ trận tứ kết với Pháp vì chấn thương).
Ở Nga năm nay, Brazil là tập thể già nua, với 9 cầu thủ đã bước qua sinh nhật thứ 30. Cặp trung vệ Miranda – Thiago Silva thậm chí tuổi cộng lại đã gần 70. Từ lâu, đội bóng 5 lần vô địch World Cup không còn sản sinh ra những cầu thủ xuất chúng mà đến mức trong 2 kỳ liên tiếp gần nhất họ chỉ biết trông vào Neymar – một gương mặt chỉ mang đến nỗi thất vọng ở thời điểm mang tính quyết định.
Dường như mùa hè này, bên cạnh những âm thanh cổ vũ sôi động, có một nốt trầm mang tên nỗi buồn Nam Mỹ, đang rên xiết trên khắp sân cỏ ở nước Nga. Sau đây 4 năm, khi World Cup tổ chức ở một địa điểm trung lập (Qatar), giấc mơ chinh phục chiếc cúp vàng, bóng đá Nam Mỹ cần thay đổi nhiều thứ.
Bạn đang đọc báo người Việt tại Mỹ - Vinacircle. Mọi đóng góp về nội dung xin gửi về địa chỉ email: content@vinacircle.com. Xin cảm ơn!
Leicester, Real, Barca và những “FC phản thầy” đình đám…
Ký ức SEA Games: Nỗi nhớ Lê Huỳnh Đức cứ…
Mùa hè của Real, mùa hè mang nỗi nhớ Ronaldo
Ở Chelsea có những sự lựa chọn khó khăn
Derby Bắc Luân Đôn: Lịch sử thâm thù và khúc…
Góc chiến thuật: Thế nào là một Regista?
World Cup 2018: Nụ cười châu Âu
Có một đế chế sắp suy tàn?
Gareth Bale và câu chuyện của người thừa kế: Bao…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX