Vinacircle - Cùng với Toyota Motor Corporation (Toyota), các công ty tài chính hàng đầu thế giới, bao gồm OppenheimerFunds, Ping An Capital, Mirae Asset - Naver Asia Growth Fund, Cinda Sino-Rock Investment Management Company, All-Stars Investment, Vulcan Capital, Lightspeed Venture Partners, Macquarie Capital và các nhà đầu tư khác đã tham gia vào vòng gọi vốn hiện tại của Grab, củng cố thêm mục tiêu của Grab trong việc trở thành công ty công nghệ hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Theo Bloomberg, Grab sẽ dành một phần quan trọng trong số tiền 2 tỷ USD cho việc phát triển thị trường ở Indonesia, nơi ứng dụng này đang bị Go-Jek cạnh tranh mạnh mẽ. Khoảng 500 triệu trong số đó cũng sẽ được Grab đầu tư cho các thị trường Đông Nam Á khác như Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.
Theo phía Grab, khoản đầu tư của Toyota và các quỹ tài chính hàng đầu chứng tỏ sự tin tưởng của họ vào ứng dụng 6 tuổi này cũng như đề cao tiềm năng phát triển trong tương lai. Đông Nam Á, cũng được đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng mà Grab có thể chinh phục. Ngoài ứng dụng đặt xe, Grab cũng đang đẩy mạnh nhiều dịch vụ khác trong khu vực như thanh toán, giao thực phẩm hay một nền tảng di động mở.
Hiện nay, với Grab, người dùng đang có giải pháp một điểm đến (one-stop solution) để đáp ứng mọi nhu cầu trong cuộc sống hằng ngày, từ việc sử dụng ứng dụng Grab để thanh toán với GrabPay, giao nhận thức ăn với GrabFood, giao nhận hàng hóa với GrabExpress, đặt xe công nghệ Grab với hàng loạt dịch vụ kết nối di chuyển khác nhau.
Vào tháng 7/2018, Grab đã giới thiệu tầm nhìn trở thành siêu ứng dụng cho cuộc sống hằng ngày của người dân khu vực Đông Nam Á thông qua chiến lược nền tảng mở, cũng như công bố GrabFresh, dịch vụ giao nhận hàng tạp hóa theo yêu cầu tại Jakarta, sau đó sẽ triển khai đến các quốc gia khác trong năm 2018. Cụ thể, Grab sẽ sử dụng một phần đáng kể nhận được từ vòng gọi vốn hiện tại để tiếp tục đầu tư vào Indonesia, nơi Grab đang làm thay đổi diện mạo của ngành giao thông với vai trò là một công ty đặt xe công nghệ.
Hiện Grab đang có hơn 7,1 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ trong nền tảng của mình và hơn nửa số đó đặt tại Indonesia. Thông qua quan hệ hợp tác với OVO, một chương trình khách hàng thân thiết và ví địa phương, Grab đang thiết lập nên một hệ sinh thái thanh toán di động được chấp nhận rộng khắp nhất đất nước với hơn 60 triệu lượt tải.
Mục tiêu của Grab hướng tới sẽ là một trong những nền tảng di động O2O được sử dụng thường xuyên nhất tại Đông Nam Á, cung cấp các dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày cho khách hàng: di chuyển, ăn uống, giao nhận - và thanh toán với một ví điện tử.
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX