Kết quả cuộc bỏ phiếu này được dự đoán sẽ đặt Tổng thống Trump vào thế khó, khi vừa muốn cải thiện mối quan hệ với Nga nhưng cũng không thể bỏ phiếu phủ quyết dự luật vì sẽ vấp phải sức ép chính trị mạnh mẽ trong nước.
Theo đó, dự luật cũng quy định Tổng thống phải nhận được sự cho phép của Quốc hội nếu muốn giảm bớt hay tạm dừng các biện pháp trừng phạt.
Phát biểu sau cuộc bỏ phiếu hôm 25/7, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cho hay các lệnh trừng phạt mới được thông qua sau nhiều tuần thảo luận và "sẽ gây sức ép lên các đối thủ nguy hiểm nhất của nước Mỹ nhằm để giữ nước Mỹ an toàn".
Dự luật trừng phạt mới ra đời vào đúng thời điểm quốc hội Mỹ đang có những động thái cho thấy họ muốn đẩy mạnh cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cùng việc điều tra nghi vấn đội ngũ trong thời điểm tranh cử của ông Trump thông đồng với Moscow.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra cũng trùng thời điểm con rể ông Donald Trump điều trần trước Ủy ban tình báo về mối liên hệ giữa đội ngũ vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump với Nga.
Trong khi ông Ryan nói dự luật là "một trong những gói trừng phạt toàn diện nhất lịch sử" còn chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Ed Royce nói 3 nước nói trên đe dọa lợi ích của Mỹ và cho rằng việc trừng phạt Triều Tiên rất quan trọng sau hàng loạt vụ thử lên lửa của Bình Nhưỡng.
Việc đưa Triều Tiên vào danh sách trừng phạt là vấn đề tranh cãi tại Thượng viện Mỹ trong thời gian qua. Trong dự luật, Iran và Triều Tiên bị liệt vào danh sách trừng phạt vì các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hỗ trợ khủng bố. Còn nghị sĩ Mỹ quyết định siết chặt trừng phạt Nga bởi nước này đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, cũng như vì hành động của Nga tại Ukraine và Syria.
Dự luật này là vấn đề gây tranh cãi trong nhiều tuần qua do sự phản đối của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Dự luật sẽ phải được Thượng viện thông qua trước khi chuyển đến Nhà Trắng để Tổng thống Trump ký ban hành hoặc bác bỏ. Với dự luật này, Chính phủ Mỹ cần phải nhận được sự chấp thuận của Quốc hội nếu muốn triển khai các bước đi nhằm nới lỏng trừng phạt.
Các biện pháp trừng phạt được đề xuất đang gây lo lắng cho Liên minh Châu Âu (EU) vì nếu được áp dụng, một số doanh nghiệp của các nước này có thể bị phạt vì hợp tác xây đường ống dẫn khí với Nga. EU đã cho biết họ đang kích hoạt "tất cả biện pháp ngoại giao" để xử lý những "hệ lụy không thể lường trước".
Tổng hợp
Sự kiện bác sĩ người Việt bị kéo lê khỏi…
Tổng hợp các hình ảnh về bão Harvey trong vài…
Tin nóng: Bão Harvey quay lại, Houston thất thủ trước…
Tin cộng đồng: Một người đàn ông gốc Việt ở…
Vụ "United Airlines": Khi cộng đồng giận dữ lên tiếng
Tưng bừng lễ hội văn hoá châu Á Plano AsiaFest…
Tuần hành phản đối súng đạn của học sinh sau…
Bác sĩ gốc Việt bị bắn chết tại nhà ở…
Cảnh sát Mỹ ra khuyến cáo đặc biệt về "chú…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX