Nằm cách thủ đô Jakarta, Indonesia, gần 20 km, bãi rác Bantar Gebang là khu tập trung rác thải lớn nhất ở Đông Nam Á, đồng thời cũng là "mái nhà" của khoảng 3.000 gia đình, và có rất nhiều trẻ em đã được sinh ra tại chính nơi này.
Cuộc sống của họ mới đây đã được nhiếp ảnh gia Alexandre Sattler (36 tuổi, người Pháp) ghi lại trong loạt ảnh gây sốc, tái hiện lại chân thực cuộc sống mưu sinh của những người dân nơi đây.
Alexandre Sattler muốn tìm hiểu về nơi nhận khoảng 9.000 tấn rác mỗi ngày và đã sốc trước những gì mình được thấy. Sattler gọi đó là "thế giới rác", với những con người ngày ngày bới rác để mưu sinh.
Tại bãi rác Bantar Gebang, mỗi ngày nơi đây nhận khoảng 9.000 tấn rác về, chúng là nguồn kiếm sống cho người dân nơi đây. Bằng cách tìm kiếm thức ăn và thu lượm, nhặt nhạnh những thứ người ta thải ra mà có thể bán lại, những thứ bị người khác xem là đồ bỏ đi lại trở thành nguồn sống cho dân cư tại bãi rác. Trái cây và rau quả bị người dân Jakarta bỏ đi trở thành nguồn thức ăn cho những gia đình sống ở đây. "Khi tới Bantar Gebang, tôi thấy nhiều gia đình ở đó. Điều gây sốc nhất là những thứ bị nhiều người xem như đồ bỏ đi lại trở thành nguồn sống cho vô số người khác", Sattler chia sẻ với tờ MailOnline Travel.
Rất nhiều người dân tại bãi rác Bantar Gebang hàng ngày phải sống dưới những túp lều rách nát, xộc xệch, được Sattler mô tả: "Tình trạng bất bình đẳng hiện lên quá rõ rệt và gây sốc... Điều kiện sống ở đó rất khủng khiếp: hôi hám, vi khuẩn, độc hại... Họ sống trong những túp lều, không được tiếp cận với chăm sóc y tế và nước uống. Bọn trẻ sống trong rác, chơi trên rác".
Theo lời Sattler, điều kiện sống tại bãi rác Bantar Gebang vô cùng tồi tệ, họ sống chung với mùi hôi, vi khuẩn và những thứ độc hại khác, kéo dài triền miên, nhưng những đứa trẻ sống ở đây, dù bị thương ở chân vì giẫm vào các vật sắc nhọn, vẫn vô cùng lạc quan, vui vẻ. Anh nói: "Các em sống giữa rác, chơi đùa trên rác, vui vẻ và hạnh phúc. Các em chỉ cho tôi xem nơi các em ở, khoe với tôi đồ chơi của các em và giới thiệu tôi với bố mẹ.... Chính các em đã dạy tôi rằng ngay cả trong những tình huống tồi tệ nhất thì vẫn có niềm vui". Anh cho rằng có lẽ vì các em không được tiếp xúc với bên ngoài có điều kiện hơn nên không biết so sánh với đám trẻ con khác.
Tuy nhiên, anh cũng cho biết, người lớn không thể hiện cảm xúc nhiều như trẻ nhỏ dù họ thích nghi với cuộc sống này. "Họ khép mình và bộc lộ rất ít cảm xúc, dù họ dường như đã thích nghi với cuộc sống này. Nhưng họ không thực sự chấp nhận nó", Sattler cho biết.
Theo Sattler, rác thải là vấn đề toàn cầu, mỗi người dân trên thế giới cần suy nghĩ lại về lối sống và cách tiêu dùng của mình, bớt xả rác ra môi trường. Cũng như, mọi người có thể chung tay giúp đỡ người dân ở đây.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX