Ngày 19/12, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tiến hành bỏ phiếu về nghị quyết với đề xuất cho việc sơ tán cư dân ra khỏi khu vực phía Đông của Aleppo và yêu cầu mở lối để Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế có thể vào thành phố này để giám sát việc bảo vệ dân thường còn mắc kẹt trong các khu vực cuối cùng do phiến quân kiểm sát ở Đông Aleppo.
Sau nhiều giờ đàm phán căng thẳng, Hội đồng Bảo an đã nhất trí thông qua dự thảo nghị quyết.
Trước đó, Hội đồng Bảo an đã lên kế hoạch bỏ phiếu vào ngày 18/12 về dự thảo do Pháp đề xuất thực hiện sơ tán dân thường và di tản nốt số chiến binh còn lại dưới sự điều phối và giám sát của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế nhưng Nga tuyên bố sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để bác bỏ nghị quyết này với lý do các quan chức Liên Hợp Quốc không được chuẩn bị để giám sát việc bảo vệ dân thường trong các khu vực do phiến quân kiểm soát ở Đông Aleppo.
Việc sơ tán ở Aleppo bị gián đoạn vào hôm 16/12, căng thẳng tiếp tục dâng cao khi vào ngày 18/12, những tay súng đã đốt cháy 5 chiếc xe buýt làm nhiệm vụ vận chuyển người sơ tán những người bị bệnh và bị thương từ khu vực miền Đông Aleppo. Diễn biến này khiến cho việc di tản hàng nghìn người rời khỏi Đông Aleppo tiếp tục bị trì hoãn. Theo Liên Hợp Quốc, có khoảng 40.000 dân thường và tay súng nổi dậy bị mắc kẹt tại Aleppo.
Dự thảo này đề nghị Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc “thực hiện các bước đi khẩn cấp nhằm thực hiện các thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận với sự tham vấn các bên liên quan để cho phép các quan sát viên của Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác có thể có sự trợ giúp tốt nhất cho người dân bị mắc kẹt ở các huyện phía Đông của Aleppo”. Dự thảo cũng yêu cầu việc đảm bảo thực hiện đầy đủ giám sát trung lập và trực tiếp hoạt động sơ tán tại Aleppo cũng như các bên tạo điều kiện tiếp cận an toàn, ngay lập tức cho các quan sát viên.
Trước đó, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin là người đưa ra tuyên bố sẽ phủ quyết dự thảo của Pháp khi mô tả dự thảo nghị quyết này là “một thảm họa”, tuy nhiên sau đó, ông Churkin phát biểu rằng: "Đó là một văn bản tốt”.
Tính từ thời điểm bắt đầu cuộc xung đột tại Syria vào tháng 3/2011, Nga đã sử dụng quyền phủ quyết của mình để không thông qua 6 nghị quyết về Syria.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX