Vinacircle - Hy Lạp chính thức thoát khỏi tình trạng khủng hoảng nợ công sau 8 năm chấp nhận thắt lưng buộc bụng để nhận 3 gói cứu trợ từ các chủ nợ quốc tế.
Từ năm 2010, Hy Lạp rơi vào khủng hoảng tài chính công nghiêm trọng, đẩy quốc gia này tới bờ vực phá sản cũng như đe dọa vị trí thành viên của Athens trong Eurozone.
Cuộc khủng hoảng tài chính này là một trong những vấn đề lớn nhất trong lịch sử EU, làm dấy lên những quan ngại về một dự án châu Âu bền vững thời kỳ hậu chiến. Và nó là một trong những yếu tố thúc đẩy người dân Anh lựa chọn đưa "xứ sở sương mù" rời khỏi EU.
Vì vậy đây cũng xem là một thành công đối với khối các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro (Eurozone) khi vượt qua cơn bão khủng hoảng nợ cách đây một thập kỷ, quét qua hầu hết các nước thành viên. Đã có 5/19 nước thuộc Eurozone phải chấp nhận gói cứu trợ.
Với việc kết thúc gói cứu trợ thứ 3, gói cứu trợ cuối cùng mà chính phủ Hy Lạp nhận từ các chủ nợ, từ hôm nay Hy Lạp sẽ phải dựa vào thị trường trái phiếu để chi trả cho các khoản nợ còn lại và phát sinh mới.
Ba gói cứu trợ quốc tế trị giá 289 tỷ Euro (tương đương 330 tỷ USD) mà Hy Lạp nhận đã được triển khai vào các năm 2010, 2012 và 2015, đổi lại Athens phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo từ các chủ nợ quốc tế như các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" không được lòng dân, cải cách nhiều lĩnh vực công.
Ngay sau đó, cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu S&P đã nâng thêm 1 bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp lên mức B+ với lý do khả năng thanh toán nợ công của nước này đã được cải thiện đáng kể.
Mặc dù vậy, IMF vẫn cho rằng khả năng thanh toán nợ của Hy Lạp trong dài hạn là không chắc chắn.
IMF cảnh báo mục tiêu mà Hy Lạp cam kết với các chủ nợ, duy trì thặng dư ngân sách, không bao gồm các khoản trả nợ, ở mức 3,5% tới năm 2022, và 2,2% tới năm 2060, là một thách thức lớn đối với Athens bởi cuộc khủng hoảng nợ ở nước này vẫn để lại nhiều rủi ro đáng kể. Hy Lạp hiện còn nợ IMF khoảng 10 tỷ Euro và dự kiến sẽ thanh toán đầy đủ trước năm 2024.
Ông Mario Centeno, Chủ tịch Ủy ban điều hành Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) cho biết: "Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm 2010, Hy Lạp có thể tự đứng bằng chính đôi chân của mình. Có được điều này là nhờ những nỗ lực phi thường của người dân Hy Lạp cũng như sự hợp tác hiệu quả của chính phủ với sự hỗ trợ của các đối tác châu Âu thông qua các khoản vay và giảm nợ".
Theo ông Mario Centeno, cải cách kinh tế theo yêu cầu của nhóm "bộ ba" chủ nợ (gồm Liên minh châu Âu - EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu - ECB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF) đã đưa tình trạng nợ công và thất nghiệp của Hy Lạp từ mức cao nhất trong lịch sử xuống mức an toàn.
Trong vòng 8 năm, 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hy Lạp đã "bốc hơi", song từ năm ngoái, GDP của nước này tăng trở lại. Tỷ lệ thất nghiệp cũng từ mức cao hơn 27%, giảm xuống còn dưới 20% vào đầu tháng này.
Tuy nhiên, Ủy viên EU phụ trách kinh tế Pierre Moscovici cũng cảnh báo việc kết thúc chương trình cứu trợ không có nghĩa là Hy Lạp có thể chấm dứt các biện pháp cải cách khắc khổ, đồng thời cho rằng tình hình thực tế vẫn còn nhiều khó khăn.
Bản thân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp Yannis Stournaras cũng thừa nhận Hy Lạp còn một chặng đường dài phải vượt qua, mà chỉ cần đi chệch hướng là mọi công sức có thể "đổ xuống sông xuống biển".
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX