Rủi ro đến tính ổn định tài chính của thế giới đã gia tăng phần nào trong 6 tháng vừa qua, IMF cho biết trong Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu (GFSR) công bố vào ngày thứ Tư (18/04). “Các lỗ hổng tài chính – vốn đã tích lũy trong nhiều năm lãi suất và biến động cực thấp – có thể khiến đoạn đường sắp tới trở nên gồ ghề và lắm phần lắt léo, và có thể tác động nặng nề tới tăng trưởng kinh tế”, quỹ IMF cho hay.
Nhà đầu tư không nên quá thoải mái về việc không xảy ra bất kỳ sự gián đoạn lớn nào xuất phát từ làn sóng bán tháo hồi tháng 2/2018, IMF cảnh báo. “Giá của các tài sản rủi ro vẫn quá cao, trong đó một số dấu hiệu của chu kỳ tín dụng giai đoạn cuối đã bắt đầu xuất hiện, gợi nhớ lại giai đoạn trước khủng hoảng năm 2008”, Cơ quan này chia sẻ. “Điều này khiến thị trường dễ bị tổn thương trước việc thắt chặt quá mạnh về các điều kiện tài chính, và có thể dẫn tới sự thay đổi đột ngột của phần bù rủi ro và việc đánh giá lại các tài sản rủi ro”.
Theo quan điểm của IMF, giá của nhiều loại tài sản đang có dấu hiệu bong bóng. Giá cổ phiếu được đánh giá là cao dựa trên các yếu tố cơ bản trên thế giới, nhất là ở Mỹ, IMF cho hay. Ngoài ra, giá trái phiếu doanh nghiệp cũng leo thang, với các dấu hiệu của tình trạng quá nhiệt về nhu cầu của các khoản vay từ các công ty có bậc xếp hạng tín nhiệm thấp.
Điều chỉnh mạnh
Lời cảnh báo trên được đưa ra trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo tài chính và ngân hàng trung ương từ 189 quốc gia thành viên của IMF ở Washington trong ngày thứ Tư (18/04). Thị trường chứng khoán toàn cầu đã chứng kiến một đợt điều chỉnh cực mạnh hồi cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2018, trong bối cảnh xuất hiện những hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế thế giới. Trong đó, chứng khoán Mỹ rớt hơn 10% và bước vào phạm vi điều chỉnh.
Việc điều chỉnh lãi suất dần trở về mức bình thường là một nhiệm vụ khó khăn. Trong đó, quy trình này đòi hỏi sự truyền tải thông tin cẩn thận từ các ngân hàng Trung ương và nhà hoạch định chính sách để làm giảm bớt rủi ro từ việc thắt chặt mạnh các điều kiện tài chính hiện tại, Tobias Adrian, Giám đốc Bộ phận thị trường tiền tệ và thị trường vốn tại IMF, cho biết.
Tình trạng căng thẳng thương mại leo thang trong thời gian gần đây đã khiến nhiều nhà đầu tư thấp thỏm lo ngại, và sự trỗi dậy của các biện pháp bảo hộ thương mại có thể giáng một đòn nặng nề lên nền kinh tế cũng như sự ổn định tài chính trên toàn cầu, ông cho hay.
IMF lưu ý rằng nhà đầu tư hiện vẫn chưa phản ánh rui ro lạm phát tăng mạnh trong vài năm vừa qua, qua đó khiến các thị trường dễ bị tổn thương khi lạm phát đột ngột tăng vọt.
Chưa hết, sự xuất hiện của các đồng tiền kỹ thuật số đã tạo ra rủi ro cho hệ thống tài chính toàn cầu, ông Adrian cho biết, đồng thời nói thêm rằng rủi ro có thể xuất hiện từ các vị thế có sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư ở các tài sản như thế này – vốn chỉ ở dạng kỹ thuật số. Ngoài ra, cũng có sự yếu kém về cấu trúc hạ tầng của các sàn giao dịch tiền ảo, rủi ro gian lận và biến động cao.
Trong bối cảnh lĩnh vực ngân hàng phục hồi mạnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, việc thực hiện các cải cách mà họ đã cam kết sau cuộc khủng hoảng là vô cùng quan trọng, IMF nói rõ.
Theo: Vũ Hạo/Vietstock
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX