Theo đó, khi bàng quang càng chứa nhiều nước thì lời nói dối của người đó càng thuyết phục người nghe hơn.
Thông thường thì người ta dễ nói thật hơn là nói dối. Nếu bạn thật sự tin vào một điều nào đó, não bạn sẽ rất dễ kể lại với độ chi tiết cao. Ngược lại, nói dối là bạn đã biết được sự thật, nhưng thay đổi các chi tiết để tạo nên một phiên bản mới. Quá trình này sẽ tạo ra sự lo lắng, luôn quan sát người nghe để xem nếu họ có vẻ không tin thì sẽ lập tức điều chỉnh để chiếm niềm tin của họ.
Tiến sĩ Iris Blandon - Gitlin, người có thâm niên nghiên cứu phương diện tâm lý học của nói dối và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Nói dối là một tác vụ rất khó thực hiện do bạn phải tung hứng với rất nhiều thông tin.". Thông thường thì khi con người cố tình nói sai sự thật, não bộ vốn luôn muốn nói sự thật lại bị ức chế để nói dối. Tuy nhiên, nếu bàng quang chứa nhiều nước, nó sẽ căng lên, sau đó kích hoạt cơ chế kìm hãm trên não và vô tình lại giúp người đó nói dối tốt hơn. Nguyên nhân ở đây là cùng với việc kìm hãm hành động đi tiểu thì trung tâm này còn đóng vai trò kìm hãm các hoạt động khác của con người.
Trong một thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã yêu cầu các tình nguyện viên uống 5 cốc nước và ngồi yên trong 45 phút để bàng quang căng phồng lên. Sau đó họ phải nói dối ý kiến của họ về một vấn đề xã hội. Đồng thời, đan xen với lời nói dối thì họ cũng được yêu cầu nói thật để người phỏng vấn nhận diện. Quá trình này được máy quay phim ghi lại và quan sát bởi 2 nhóm phỏng vấn (1 nhóm đánh giá ngôn ngữ cơ thể và sự tự tin của người nói, nhóm còn lại xác định xem lời nói nào là thật, lời nào là nói dối.).
Kết quả cho thấy, những người nào có bàng quang đầy nước sẽ đưa ra những lời nói dối phức tạp hơn nhằm tăng cường tính thuyết phục, đồng thời tạo cho họ tâm lý thoải mái. Khi đó, các quan sát viên khó nhận ra các đối tượng có nói dối hơn (Kết quả nhận định của quan sát viên là: 30% nói dối, 70% nói thật.).
Kết quả nghiên cứu lần này đã củng cố giả thuyết về hiệu ứng tràn tín hiệu ức chế (inhibitory spillover effect). Theo đó, nếu bạn đã sử dụng một phương pháp tự kiểm soát 1 thứ, thì việc tự kiểm soát những thứ khác sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với các tác vụ diễn ra đồng thời. Cuối cùng, tiến sĩ Blandon - Gitlin tin rằng nghiên cứu của cô có thể tăng cường sự hiểu biết của con người về sự nói dối và từ đó hình thành kỹ thuật xác định nói dối, nhận biết những thủ đoạn mà kẻ nói dối áp dụng để giúp lời nói thuyết phục hơn.
Theo: Tinh tế
Phonagnosia – hội chứng “mù giọng nói” kì lạ
Chảy máu mũi mỗi khi gặp gái xinh - Sự…
Em bé cosplay Vô diện đã trở lại và lợi…
Những chiếc đèn lồng Trung Thu có hình dáng độc…
Lần đầu tiên tạo ra “máu nhân tạo” thành công…
Hé lộ câu chuyện ít người biết về những thiên…
Chàng trai đi xem phim kinh dị "It" và cái…
Cách rút tiền độc đáo không bao giờ lo bị…
Tỉ lệ kết hôn ở Nhật giảm kỉ lục từ…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX