Carolina Guibentif tại Đại học Cambridge, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết: “Đây là một thành công lớn. Nếu bạn có thể tự tạo ra các tế bào này trong phòng thí nghiệm bằng những cách an toàn với hiệu suất cao thì bạn sẽ không cần phải lệ thuộc vào nguồn máu hiến tặng nữa.”
Về cơ bản thì trong cơ thể người trưởng thành khỏe mạnh, các tế bào gốc tạo máu nằm trong tủy xương, nơi chúng liên tục bổ sung lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Trước đây thì biện pháp khả thi nhất dành cho các bệnh nhân này chính là ghép tủy từ người hiến tặng khỏe mạnh với đầy đủ các tế bào gốc tạo máu. Tuy nhiên, việc tìm ra người phù hợp không phải là dễ dàng bởi tỷ lệ phù hợp đối với người thân bệnh nhân cũng chỉ có 1/4, còn người lạ thì cơ hội tìm thấy tủy phù hợp là 1 phần triệu. Rõ ràng là như mò kim đáy bể.
Nghiên cứu tạo máu từ tế bào gốc
Trong nỗ lực nhằm tạo ra các tế bào máu trong phòng thí nghiệm, George Daley và các cộng sự của nhóm nghiên cứu tại Đại học y khoa Harvard, đã bắt đầu bằng các tế bào gốc toàn năng vốn có khả năng phát triển thành hầu như toàn bộ các tế bào trong cơ thể. Vấn đề đặt ra là họ phải tìm được các loại hóa chất có thể kích hoạt các tế bào này chuyển hóa thành tế bào gốc tạo máu.
Sau quá trình nghiên cứu về các gen có liên quan tới quá trình tạo máu, các nhà nghiên cứu đã xác định được những loại protein kiểm soát các gen này và cho nó vào các tế bào gốc của chúng. Sau khi thử nghiệm nhiều cách kết hợp các loại protein, họ tìm thấy 5 nhóm có thể kích hoạt các tế bào gốc toàn năng biến thành tế bào gốc tạo máu. Khi áp dụng cách làm này trên chuột, cơ thể chúng đã có thể sản sinh ra các tế bào hồng cầu, bạch cầu và cả tiểu cầu.
Đây không phải là nhóm nghiên cứu đầu tiên tiến hành các nghiên cứu tạo ra máu trong phòng thí nghiệm. Một nhóm nghiên cứu khác tại Đại học Y Weill Cornell đã đạt được thành công tương tự bằng cách sử dụng những tế bào gốc lấy từ loài chuột. Họ đã lấy các tế bào từ thành phổi của chuột dựa trên ý tưởng là các tế bào tương tự trong phôi thai có thể hình thành các tế bào máu đầu tiên trong cơ thể. Cuối cùng nhóm đã xác định được 4 yếu tố có thể kích hoạt quá trình chuyển hóa từ tế bào phôi thành tế bào máu.
Một bước tiến quan trọng
Theo giáo sư Guibentif: “Trên đây đều là những nghiên cứu mang tính đột phá, điều mà nhiều năm qua các nhà khoa học đã mơ ước, góp phần cứu sống hàng triệu tính mạng trên khắp thế giới.”
Tuy nhiên, Darley cho biết các tế bào máu gốc tạo ra trong phòng thí nghiệm của Đại học Weill Cornell vẫn chưa sẵn sàng sử dụng. Nguyên nhân là dù những con chuột trong thử nghiệm vẫn sống khỏe mạnh nhưng vẫn có khả năng các tế bào sẽ bị biến đổi và sinh ung thư. Bởi thế các nhà khoa học thừa nhận rằng chúng vẫn chưa thể thật sự tạo ra máu một cách hiệu quả trong cơ thể.
Dù vậy, nhóm nghiên cứu của Daley tin rằng họ đã hoàn thiện quá trình tạo máu trong cơ thể, tạo ra được các tiểu cầu và các tế bào bạch cầu có thể sử dụng được trong bệnh viện. Các dạng tế bào này không có nhân, bởi thế nên chúng không thể phân chia và có thể gây ung thư. Daley hy vọng tế bào mà nhóm nghiên cứu tạo ra có thể được sử dụng nhằm đáp ứng hoàn toàn cho truyền máu. Nó không chỉ làm giảm phụ thuộc vào người hiến tặng, mà còn tránh lây nhiễm bệnh. Nhóm hy vọng rằng kỹ thuật của họ có thể sẽ được hoàn thiện và sử dụng trong vài năm tới.
Phonagnosia – hội chứng “mù giọng nói” kì lạ
Chảy máu mũi mỗi khi gặp gái xinh - Sự…
Em bé cosplay Vô diện đã trở lại và lợi…
Những chiếc đèn lồng Trung Thu có hình dáng độc…
Hé lộ câu chuyện ít người biết về những thiên…
Cách rút tiền độc đáo không bao giờ lo bị…
Chàng trai đi xem phim kinh dị "It" và cái…
Tỉ lệ kết hôn ở Nhật giảm kỉ lục từ…
Khả năng nói dối của con người sẽ tăng lên…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX