Không giống như một số quốc gia trung và đông Âu khác, Ba Lan vẫn chưa chứng kiến một nỗ lực lớn đòi rời khỏi Liên minh Châu Âu sau sự kiện Anh bỏ phiếu rời đi, nhưng những phong trào dân tộc chủ nghĩa ở nước này, với ảnh hưởng tiếp tục gia tăng, đang kêu gọi cải tổ sâu rộng EU.
Liên tục trong những tháng qua, những căng thẳng giữa chính quyền bảo thủ của Ba Lan và EU khiến nhiều người lo lắng cái kết sẽ là việc Warsaw rời khỏi khối.
Hôm 3.8, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, cựu thủ tướng Ba Lan, một người thường xuyên chỉ trích đảng cầm quyền của nước này đã đặt câu hỏi về tương lai của Ba Lan ở EU.
Không giống như những nơi khác ở châu Âu, sự kiện Brexit đã không khơi gợi cảm hứng cho một nỗ lực thúc đẩy Ba Lan rời khỏi Liên minh Châu Âu, nhưng nó đã thúc đẩy những lời kêu gọi cải tổ để EU bớt can thiệp sâu.
Theo Washington Post, đa phần người Ba Lan không muốn rời khỏi EU do những ích lợi mà liên minh này mang lại với họ. Cụ thể, một cuộc điều tra gần đây cho thấy tới 70% dân Ba Lan ủng hộ gia nhập EU vì những ích lợi mà họ đạt được.
Thế nhưng một phong trào dân tộc chủ nghĩa đang trỗi dậy nhắm mục tiêu vào nỗ lực của EU định ra hạn ngạch người tị nạn và thúc đẩy quyền của giới LGBT, điều mà một số người Ba Lan cảm thấy là mối đe dọa đối với văn hóa truyền thống.
Và việc những xung đột không ngừng leo thang giữa EU và Warsaw khiến nhiều thành viên Quốc hội nước này lo lắng sẽ dẫn tới kết thúc là sự chia tách.
Họ cho rằng cách thức mà lãnh đạo Jaroslaw Kaczynski của đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền là đáng quan ngại khi đảng này liên tục đưa ra những chính sách khiến EU bực tức. Chính sách cải cách tư pháp gây tranh cãi và lệnh khai thác gỗ mở rộng lấn sâu vào khu rừng nguyên sinh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là 2 thứ bị chỉ trích nhiều nhất.
Chính phủ Ba Lan đã đẩy mạnh việc thông qua cải cách tư pháp, qua đó đưa hệ thống tòa án vào vòng kiểm soát của đảng cầm quyền. Những viên chức điều hành EU ngay lập tức chỉ trích hành động này vì cho rằng nó vi phạm các tiêu chuẩn dân chủ vì giảm tính độc lập của ngành tư pháp.
Warsaw từ chối yêu cầu của EU từ bỏ kế hoạch cải cách tư pháp của mình, còn Ủy ban châu Âu thì đe dọa sẽ tước quyền bầu cử của Ba Lan.
Chính phủ Ba Lan cũng đã tiếp tục khai thác gỗ ở Bialowieza Forest mặc dù Tòa án Tư pháp châu Âu ở Luxembourg hồi tuần trước đã ra phán quyết chặn việc chặt cây. Nếu Ba Lan tiếp tục chặt rừng, nước này có thể bị trừng phạt nặng vì hành động của mình.
Katarzyna Lubnauer, một nhà lập pháp đối lập, nói rằng vì người Ba Lan nhìn chung là "đam mê Euro" nên không ai trong đảng cầm quyền hoặc ngành tư pháp sẽ thừa nhận rằng rời khỏi EU là mục tiêu của họ.
"Nhưng khi chúng ta xem những điều đang xảy ra, chúng ta có một cảm giác sâu sắc rằng sự ra đi này đang diễn ra. Nhưng chắc rằng nó sẽ xảy ra theo từng giai đoạn", bà Lubnauer nói.
Ông Tusk hôm 3.8 dường như cũng đồng ý với nhận định này và cho rằng hành động phớt lờ lệnh của tòa án dừng chặt cây của Ba Lan là "kiêu ngạo" và như là "một cố gắng để đưa Ba Lan vào một cuộc xung đột với Liên minh châu Âu".
"Tôi thấy dường như đây là một bước khởi đầu cho một thông báo rằng Ba Lan không cần Liên minh châu Âu và rằng Ba Lan không cần thiết cho EU. Tôi nghĩ rằng một khoảnh khắc như vậy sẽ là một trong những điều nguy hiểm nhất trong lịch sử của chúng ta. Tôi e rằng chúng ta đang rất gần thời điểm đó", ông tusk nói.
Phát ngôn viên của chính phủ Ba Lan Rafal Bochenek ngay lập tức chỉ trích tuyên bố của ông Tusk là một trong những hành động "dối trá" của cựu Thủ tướng Ba Lan. Ông Bochenek cũng nhấn mạnh rằng các lãnh đạo Ba Lan muốn giữ Warsaw trong khối EU.
"Ba Lan là thành viên của EU và sẽ là đối tác hàng đầu của các quốc gia thành viên khác trong khối. Chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác châu Âu của chúng tôi", ông Bochenek nói với AP.
Dù vậy, chính quyền Ba Lan cũng chỉ trích các quyết định của EU nhắm vào họ là vi phạm quyền tự quyết của các quốc gia thành viên của khối.
Trong khi đó, liên quan tới vấn đề Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, ngày 5/8, báo Sunday Telegraph dẫn một số nguồn tin chính phủ Anh đã tiết lộ thông tin trên trong bối cảnh vòng đàm phán thứ 3 về giữa Anh và EU về Brexit sẽ bắt đầu từ cuối tháng 8 này và các nhà đàm phán đang hết sức nỗ lực để đạt một thỏa thuận từ nay đến cuối năm 2018.
Tờ báo này cũng đưa tin Anh sẵn sàng chi 40 tỷ euro (tương đương 47,1 tỷ USD) cho Liên minh châu Âu (EU) để thanh toán các phí tổn cho việc nước này rời EU.
Tổng hợp
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX