Lễ bốc thăm ngày 5/7, chủ nhà Indonesia quá thành công khi “bất ngờ” rơi vào bảng siêu nhẹ gồm Hong Kong, Lào và Đài Bắc Trung Hoa, mở toang cửa vượt qua vòng bảng.
Dễ hiểu, khi UAE và Palestine đồng loạt khiếu kiện vì ban tổ chức đã “để quên” họ trong lễ bốc thăm. Indonesia, đầu tiên... đổ lỗi. Khi sức ép lớn quá, họ nằng nặc không chịu bốc thăm lại, mà muốn sắp ngẫu nhiên 2 đội bóng này vào 6 bảng đã bốc thăm sẵn.
AFC quy định các đội cùng khu vực không nằm chung bảng. Tức 2 đội UAE và Palestine sẽ chỉ có thể rơi vào bảng A và bảng D chưa có đội Tây Á nào.
Theo tờ nhật báo tiếng Anh hàng đầu của Thái Lan - Bangkok Post, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã thông tin đến các liên đoàn thành viên về việc sẽ tổ chức lại lễ bốc thăm vào đầu tuần sau.
Vấn đề nằm ở chỗ, thực tế ai cũng thấy Indonesia không muốn bỏ đi bảng A quá dễ và cũng không muốn phải đá đến 4 trận vòng bảng.
Có thông tin cho rằng chủ nhà Indonesia tìm mọi cách đẩy suất thứ 5 khỏi bảng A, đưa đến bảng B (có Qatar), vì không dám gây sức ép lên bảng C, E, F có Iraq, Iran, Hàn Quốc.
Chính những tranh cãi đó giữa nước chủ nhà Indonesia, Ủy ban Olympic châu Á và AFC khiến qua một thời gian dài mà các đội bóng vẫn chưa biết mình sẽ đá sân nào, ở thành phố nào để còn chuẩn bị.
Mâu thuẫn càng lộ rõ khi bất ngờ chiều qua New Straits Times cho biết báo chí Malaysia nhận được thư mời đến trụ sở AFC để dự lễ bốc thăm trong khi các Ủy ban Olympic hay Liên đoàn bóng đá quốc gia không biết gì cả!
Trước dư luận rộ lên, AFC cho dời lễ bốc thăm lại vào ngày 23/7, theo báo chí Thái Lan. Đến đây, sóng gió bốc thăm tạm lắng, trong cái lắc đầu ngán ngẩm của các nước.
Sau khi trở lại từ án phạt quốc tế của FIFA, năm nay Indonesia quyết chơi lớn, đứng ra xin đăng cai toàn bộ các giải bóng đá, nhỏ từ U15, U17, U19 đến futsal Đông Nam Á; quy mô hơn là vòng chung kết U19 châu Á và đặc biệt là ASIAD 2018.
Quyết tâm thể hiện của những người làm bóng đá Indonesia. Nhất là khi họ cảm thấy đang bị tụt lại, trong cảnh Việt Nam, Thái Lan, Malaysia đã tiến bộ dài, trở thành khách quen của các giải châu lục, thậm chí vượt qua vòng bảng và đi sâu ở giải U23 châu Á.
Thực tế, Indonesia muốn tận dụng tối đa lợi chủ nhà để lấy lợi thế, sau khi đã bỏ ra 2,4 tỉ USD (theo tờ National Development Planning Agency, Bappenas, Indonesia) để nâng cấp tổ hợp thể thao và sân vận động Gelora Bung Karno, xây dựng hệ thống giao thông từ nhà ga sân bay, tàu cao tốc LRT Light Rail Transit..., kỳ vọng thu lại đến 3,2 tỉ USD.
Còn nhớ, khi đánh bại Việt Nam để vượt qua vòng bảng giải U19 Đông Nam Á vừa qua, các cầu thủ Indonesia đã ăn mừng như vừa đoạt chức vô địch khiến các fan bóng đá có phen chọc ghẹo trên các diễn đàn bóng đá Đông Nam Á khi so với Việt Nam, Thái Lan hay Malaysia.
Bao năm qua giá trị và ý nghĩa của SEA Games đã bị dèm pha nhiều về việc các nước chủ nhà tìm mọi cách để can thiệp thô bạo, ảnh hưởng đến tinh thần trong sạch, fair-play của thể thao. ASIAD 2018 chưa diễn ra, nước chủ nhà Indonesia đã cho thấy quyết tâm bảo vệ lợi ích cho mình, khiến chuyện bốc thăm môn bóng đá nam trở thành tấn bi hài, lộn xộn. Mà nói như một số độc giả "còm" vui là SEA Games hóa đại hội thể thao châu lục.
Leicester, Real, Barca và những “FC phản thầy” đình đám…
Ký ức SEA Games: Nỗi nhớ Lê Huỳnh Đức cứ…
Mùa hè của Real, mùa hè mang nỗi nhớ Ronaldo
Ở Chelsea có những sự lựa chọn khó khăn
Derby Bắc Luân Đôn: Lịch sử thâm thù và khúc…
Góc chiến thuật: Thế nào là một Regista?
World Cup 2018: Nụ cười châu Âu
Có một đế chế sắp suy tàn?
Gareth Bale và câu chuyện của người thừa kế: Bao…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX