Bạn có biết Scrapbook đã xuất hiện từ cách đây gần 200 năm nhưng hiện tại Scrapbook vẫn là một thuật ngữ khá mới đối với hầu hết người Việt Nam. Sẽ dễ hình dung hơn khi bạn lạc bước vào một cửa hàng trưng bày Scrapbook. Bạn sẽ thấy một thế giới nhỏ xinh đẹp đang chuyển động xung quanh chúng ta.
Đối với những người yêu thích những món quà thủ công, cụm từ "Scrapbook" đôi khi còn lạ lẫm. Nó không phải là tên một món hàng, cũng không hẳn là một bộ môn handmade hoàn toàn. Mà nó chính là tinh thần, sự sáng tạo và cả tình cảm mà những ai đam mê Scrapbook đặt trong đó.
Có thể định nghĩa "Scrapbook" là một hình thức để lưu giữ, bảo tồn những thông tin liên quan đến lịch sử cá nhân và gia đình trong định dạng của một sổ lưu niệm. Những kỷ vật điển hình được lưu giữ ở đây có thể bao gồm hình ảnh, thông tin báo chí và tác phẩm nghệ thuật. Album Scrapbook thường xuyên được trang trí và chứa đựng những bút ký (journalisting) liên quan đến sự việc đang được lưu lại.
Khác với những cuốn album thông thường, album Scrapbook được trang trí tỉ mỉ hơn. Vì được đầu tư về mặt ý tưởng cũng như những phụ kiện trang trí đi kèm. Có thể nói Scrapbook được nâng cao thành một môn chơi nghệ thuật kích thích khả năng sáng tạo không phân biệt độ tuổi nào, đặc biệt Scrapbook chiếm trọn cảm tình trong lòng giới trẻ.
Xuất phát từ thế kỷ 15 tại Anh Quốc, nguyên bản cho hình thức Scrapbook hiện đại là “Friendship album” – một hình thức gần giống với những cuốn kỷ yếu bây giờ, những nơi bạn bè hoặc người thân sẽ nhập tên của họ, tiêu đề và các đoạn văn ngắn hoặc hình minh họa theo yêu cầu của chủ sở hữu của album. “Friendship album” dần trở nên phổ biến khắp Châu Âu vào thế kỷ 16, người ta bắt đầu tạo ra nó như một món quà lưu niệm cho những tour du lịch Châu Âu, giúp khách du lịch lưu lại những kỷ vật trong hành trình của họ như huy hiệu (coat of arms) hay các tác phẩm nghệ thuật địa phương.
Trào lưu Scrapbook được định hình rõ hơn từ sự kiện năm 1775, khi James Granger xuất bản cuốn sách “Lịch sử nước Anh”. Cuốn sách này trở nên đặc biệt ở thời điểm đó, khi tác giả cố ý để trắng những trang cuối cùng, từ đây, truyền cảm hứng cho người sở hữu có thể “cá nhân hóa” cuốn sách với chính các kỷ niệm, sự kiện của riêng mình. Thời điểm đó, người ta đã bắt đầu làm quen với việc khắc, dán tranh minh họa khác vào cuốn sách, thậm chí có người còn cố ý “tách” cuốn sách nguyên bản ra, bổ sung thêm những vấn đề hay hình ảnh khác rồi “khâu” cuốn sách trở lại như cũ, việc này được gọi là “Extra illustrating” hay “grangerizing” (tạm dịch là “Minh họa thêm”).
Thêm vào đó, chính phiên bản “Friendship album” đã tạo đất cho phụ nữ thế kỷ 18,19 có cơ hội thể hiện khả năng văn chương của họ, ngoài ra còn cho phép họ lưu lại những thông tin về quá khứ, cuộc sống cá nhân, điều mà trước đó chưa từng có tiền lệ.
Rồi sự xuất hiện của nhiếp ảnh hiện đại đã chuyển “Friendship album” trở nên gần gũi hơn với Scrapbook hiện đại. Bắt đầu với các bức ảnh đầu tiên xuất hiện trước công chúng, được tạo ra bởi Nicéphore Niépce năm 1826, rồi ngày càng nhiều người dân quen thuộc với nhiếp ảnh hiện đại và bắt đầu kết hợp hình ảnh của họ vào “Friendship album”, những mẩu thông tin về sự kiện hay những lá thư, bài thơ,… cũng được đính kèm như một cách nhắc nhớ thông tin cụ thể hơn. Và từ đây Scrapbook chính thức được định hình.
Tuy vẫn còn lạ lẫm ở Việt Nam, nhưng ở các nước phương tây, Scrapbook không chỉ là một môn chơi phổ biến mà còn được nâng tầm lên thành một nghệ thuật và có hẳn một ngành công nghiệp đứng sau nó, chuyên sản xuất những nguyên liệu phụ kiện với nhiều chủ đề đa dạng và ý nghĩa. Có thể nói, Scrapbook không chỉ đơn giản là cắt dán và trang trí mà còn là một điều gì đó sâu sắc và mang ý nghĩa hơn rất nhiều.
Hiện tại Scrapbook là một môn chơi riêng biệt, vì vậy, nó đi kèm với rất nhiều nguyên liệu. Việc kết hợp chúng lại với nhau sẽ làm cho bạn có một sản phẩm chỉ do bạn làm ra mà không đụng hàng với ai. Một số thuật ngữ được dùng trong Scrapbook có thể kể đến là các loại giấy như giấy màu trơn (cardstock), giấy hoa văn (patterned paper), giấy có phủ ánh vàng (gold foil paper)... Sticker dạng nổi (chipboard sticker), nút kim loại có ghim (braids), hình họa tiết cắt sẵn (die-cuts)… Mỗi item có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy chất liệu. Tất cả đều nhập từ châu Âu.
Nguyên liệu thực hiện Scrapbook khá mắc tiền, nhưng xứng đáng. Và tất nhiên, không có một cách thức chung nào để làm Scrapbook. Tất cả là do bạn. Có vô vàn cách để làm Scrapbook khiến cho người nhận được quà phải bất ngờ vì món quà quá đặc biệt. Đó chính là giá trị tinh thần vô giá mà Scrapbook mang lại.
Hãy cùng gói yêu thương trong từng trang Scrapbook qua video ngắn này nhé!
Nguồn video: Scrapbookandlove
DeMuse Doll - Thương hiệu búp bê đắt nhất thế…
Những bộ phim ý nghĩa về các nhà khoa học
Phụ nữ - Một hành trình yêu thương
Mỹ thuật Bụi – Nơi niềm đam mê là tất…
Những tác phẩm hay về mẹ của văn học Hàn…
Đại thi hào William Shakespeare và triết lý sống ý…
Nét đặc sắc trong nghệ thuật múa rối bóng của…
'Khi tách cà phê còn chưa nguội' - hành trình…
10 bộ phim hài hước Mỹ hay nhất thế kỷ…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX