Tuy trong thời gian qua, chính sách chống di dân của chính phủ Trump tuy nhắm vào người Mexico và người Hồi giáo, nhưng các cộng đồng dân cư gốc Á lo ngại họ sẽ là mục tiêu tiếp theo.
Theo ước tính, trong khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp, trong số đó có khoảng 1,3 triệu người từ các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam. Họ đang sống trong nỗi sợ hãi bị trục xuất khi tình trạng bất hợp pháp bị tiết lộ.
Trong suốt quá trình trước và sau ngày bầu cử, Tổng thống Donald Trump vẫn thường nhấn mạnh rằng ông sẽ có những biện pháp sâu rộng để trả về nước những di dân lậu, cùng lúc siết chặt biên giới để ngăn cản những người nhập cư bất hợp pháp bằng visa du lịch, giấy phép làm việc, và những thứ giấy tờ khác. Những người Hispanic (người mang văn hóa hoặc nguồn gốc Tây Ban Nha) và những người Hồi giáo bị chú ý nhiều, vì họ trở thành mục tiêu của ông Trump, do những lời lẽ hùng hồn mạnh mẽ của ông về việc “xây dựng bức tường” trên biên giới Mexico, và lệnh cấm nhập cảnh đối với các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi ở Trung Đông.
Thế nhưng, 17 triệu người Mỹ gốc Á, bao gồm cả những người sinh ra ở Mỹ, chiếm 6% dân số Mỹ và một phần ba trong tổng số di dân, đang ngày càng trở nên thận trọng và thất vọng trước chính sách của ông Trump. Người gốc Á lo ngại rằng họ có thể là mục tiêu kế tiếp sau người Mexico và người Hồi giáo. Họ cũng cảm thấy rằng những biện pháp ấy sẽ phá hủy một cách nghiêm trọng giấc mơ Mỹ, động lực thúc đẩy sức năng động xã hội và kinh tế của Mỹ.
Tại Los Angeles, nơi có một số lượng di dân đông nhất ở Mỹ, sự thay đổi chính sách của ông Trump đã gây ra những làn sóng chấn động nơi các cộng đồng cư dân khác nhau. Vào đầu tháng 03, những người nhập cư với đầy nỗi lo lắng đã tới văn phòng của Coalition for Humane Immigrant Rights of Los Angeles (Liên minh vì các quyền Di dân Nhân đạo) để tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý từ tổ chức phi lợi nhuận này.
Giám đốc truyền thông Jorge-Mario Cabrera nói với nhật báo Nikkei Asian Review, “Trước đây, chúng tôi giúp đỡ chỉ từ 2 đến 3 sự vụ mỗi tuần, nhưng hiện giờ con số lên đến 30, 40 đơn mỗi ngày. Những người đến hầu hết là người Hispanic, nhưng chúng tôi đang thấy sự quan tâm từ người Philippines và người Trung Hoa.
Mặc dù những người Hispanic chiếm phần lớn trong tổng số 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ, tuy nhiên số lượng Châu Á đã tăng lên nhanh hơn so với số lượng từ Mexico và Trung Mỹ trong những năm gần đây. Người Ấn Độ, người Trung Hoa, và người Hàn Quốc dẫn đầu danh sách, theo Viện Nghiên Cứu Chính Sách Di Cư cho biết.
Việc trục xuất di dân bất hợp pháp tuy không phải là điều mới mẻ, khi dưới thời Tổng thống Obama, hơn 250,000 di dân gốc Á đã bị trục xuất. Theo bà Karin Wang, phó chủ tịch hội Asian Americans Advancing Justice (Phát triển Công lý những người Mỹ gốc Á), một tổ chức dân quyền ở Los Angeles, khẳng định điều khác biệt hiện nay là chính phủ Trump xem xét điều kiện rộng hơn để trục xuất những di dân so với các chính phủ trước đây. Bà Wang cho biết, “Dưới 8 năm của ông Obama, họ không đi tới từng nhà để tìm người nhập cư bất hợp pháp để trục xuất mà chỉ thực hiện một cách ngẫu nhiên. Giờ đây họ sẽ trục xuất bất cứ ai mà họ kiểm tra. Và nếu không có giấy tờ để chứng minh rằng mình là một công dân hợp pháp hoặc một người có thẻ xanh một cách hợp pháp, bạn có thể bị giam giữ. Ngay cả những người là không phạm tội vẫn có thể bị bắt giam".
Điều đó gây ra những trở ngại lớn cho những di dân gốc Á nói riêng cũng như cho những người không là công dân Mỹ nói chung, trong các hoạt động kinh doanh và kinh tế, dù không công khai nhưng sẽ diễn ra dai dẳng.
Trong khi đó, hàng ngàn du khách Trung Quốc gặp phải các vấn đề về thị thực nên không thể đến Mỹ, kể cả chuyến thăm đến Hawaii cũng trở nên khó khăn. Hơn 2.000 trong số 6.000 nhà phân phối của hãng Nu Skin ở Trung Quốc và Hồng Kông đã lên kế hoạch tham dự hội nghị tại Hawaii, nhưng đã không thể đi vì các vấn đề thị thực. Trước đó, trung bình có khoảng 10%-15% đơn xin thị thực của các nhóm du khách lớn đến Hawaii bị từ chối. Một số quan chức du lịch Hawaii cho rằng chính sách của Tổng thống Trump đã ảnh hưởng đến thị thực du lịch nói chung đến nước Mỹ, và lợi nhuận từ ngành du lịch Mỹ đang sụt giảm.
Cũng bị ảnh hưởng bởi những biện pháp chống di dân nhập cư của ông Trump là các sinh viên Châu Á đang học ở Mỹ, khi số lượng lên đến hơn 600,000 người, và là nhóm lớn nhất trong tổng số 1 triệu người.
Trong khi đó, sau khi ông Trump ký các sắc lệnh hạn chế nhập cảnh, số lượng sinh viên quốc tế đến Mỹ cũng giảm sút, gây lo lắng khi không thu hút được nhân tài đến Mỹ như trong các thập niên vừa qua. Các trường đại học trên khắp nước Mỹ đã đưa ra những khuyến cáo đến các sinh viên quốc tế của họ khi đến Mỹ. Đối với họ, chính sách của ông Trump là một nguyên nhân nghiêm trọng gây báo động, vì các sinh viên quốc tế là một nguồn lợi nhuận ngày càng quan trọng khi sinh viên quốc tế không chỉ gia tăng về số lượng, mà thường phải trả tiền học phí cao hơn so với các sinh viên Mỹ.
Một ví dụ là trường New York University (NYU), một trường đại học dẫn đầu ở Mỹ về lượng sinh viên quốc tế, nơi có khoảng 15,000 sinh viên, chiếm 20% trong tổng số sinh viên quốc tế. Trong số những nhóm sinh viên đông nhất ở Mỹ, người Trung Hoa, người Hàn Quốc, và người Ấn Độ đứng đầu danh sách. Mặc dù số lượng các đơn xin vào học NYU cho niên khóa 2017 đã ở mức cao nhất từ trước đến nay, một số người lo ngại rằng khi nước Mỹ đóng cửa không đón tài năng quốc tế, thì các sinh viên tương lai sẽ chọn đầu tư vào giáo dục đại học ở những quốc gia khác.
Trong một cuộc khảo sát do Hiệp hội Tuyển sinh Đại học Mỹ thực hiện trong tháng 02, trong số 10 trường đại học ở Mỹ thì có bốn trường cho biết số lượng đơn quốc tế đã ít hơn. Những mức sụt giảm lớn nhất trong số lượng đơn xin là từ Trung Đông. Trung Quốc và Ấn Độ cũng ghi nhận mức sụt giảm nhiều, khi ít hơn 25% lượng đơn xin học đại học. Hai quốc gia này chiếm gần một nửa, trong tổng số khoảng một triệu sinh viên quốc tế ở các trường đại học của Mỹ.
Theo Bộ Thương mại cũng khẳng định, tác động lên kinh tế cũng không thể bị phớt lờ, vì các sinh viên quốc tế đã đóng góp $36 tỷ cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2015. Bầu không khí không hoan nghênh do chính phủ tạo ra sẽ gây nên một cơn gió ngược cho việc đưa vào và giữ lại tài năng từ khắp thế giới. Đây là một thách thức được Tổng thống Obama nhấn mạnh trong năm 2014: "Chúng ta, một quốc gia giáo dục những người giỏi nhất và xuất sắc nhất của thế giới. Và các trường đại học của chúng ta chỉ giáo dục rồi gửi họ về nước để tạo ra các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhằm cạnh tranh với chúng ta hay sao?".
Không những họ mang vào đây những khoản tiền từ các nguồn bên ngoài Mỹ như sự trợ giúp gia đình từ các chính phủ hoặc các trường đại học ở nước họ, họ cũng đưa những quan hệ quốc tế đến các lớp học, và là những cầu nối cho các mối quan hệ kinh doanh lâu dài.
Tình hình hiện nay có vẻ càng tệ hơn, khi chính phủ Trump tìm cách siết lại loại visa H-1B dành cho những người có nghề nghiệp chuyên môn, chẳng hạn như các kỹ sư, đến Mỹ. Những di dân và tài năng của họ là một nguồn lực vô cùng quý giá. Điều này đặc biệt đúng trong những khu vực đang gặp kinh tế khó khăn như ở các tiểu bang từng lệ thuộc vào kỹ nghệ, hay các trung tâm sản xuất cũ kỹ ở miền Trung Tây, nơi mà ông Trump từng nhiều lần đến để kêu gọi người dân hãy bỏ phiếu cho ông.
Theo bảng báo cáo ước đoán của Bộ Nội An Mỹ ghi nhận vào đầu năm 2012, số người Việt ở bất hợp pháp tại Mỹ là 160 ngàn người, còn vào năm 2010 là 190 ngàn. Số lượng ước đoán trên dựa trên số liệu con số người được thị thực nhập cảnh vào nhưng không thấy xuất cảnh. Khi nghe những con số vừa nêu, nhiều người tỏ ra kinh ngạc khi cho đến thời điểm hiện tại, chưa tìm thấy một báo cáo nào mới hơn từ Bộ Nội An về vấn đề này.
Sự kiện bác sĩ người Việt bị kéo lê khỏi…
Tổng hợp các hình ảnh về bão Harvey trong vài…
Tin nóng: Bão Harvey quay lại, Houston thất thủ trước…
Tin cộng đồng: Một người đàn ông gốc Việt ở…
Vụ "United Airlines": Khi cộng đồng giận dữ lên tiếng
Tưng bừng lễ hội văn hoá châu Á Plano AsiaFest…
Tuần hành phản đối súng đạn của học sinh sau…
Bác sĩ gốc Việt bị bắn chết tại nhà ở…
Cảnh sát Mỹ ra khuyến cáo đặc biệt về "chú…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX