Lệnh cấp phép cho ZTE từ Cơ quan Ngành và Chứng khoán (BoIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ có giá trị từ ngày 02/07 cho tới ngày 01/08. Mặc dù vẫn còn chưa rõ là sau này, ZTE có được gỡ bỏ lệnh cấm vĩnh viễn hay không, nhưng nguồn tin thân cận cho biết ZTE được cho là phải tuân theo yêu cầu của Mỹ trước ngày 01/08/2018.
Giá cổ phiếu ZTE tăng trần 10% ở sàn chứng khoán Thâm Quyến trong ngày thứ Ba (03/07), mức nhảy vọt mạnh nhất trong hơn 1 năm. Cổ phiếu này ở sàn Hồng Kông cũng leo dốc 7.6%.
Theo đó, Tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ 2 của Trung Quốc được phép hỗ trợ mạng lưới hiện tại hoặc thiết bị theo các hợp đồng đã được ký kết vào hoặc trước ngày 15/04 – thời điểm Mỹ cấm các công ty trong nước bán linh kiện cho ZTE vì vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran và Triều Tiên. Trước đó, lệnh cấm này đã buộc ZTE phải tuyên bố đóng cửa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “hồi tâm chuyển ý” trong tháng 5/2018, cho biết ông đang cân nhắc lại lệnh cấm lên ZTE như là thiện ý với Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình.
Sau đó, chính quyền Donald Trump tuyên bố sẽ cho phép ZTE trở lại hoạt động sau khi nộp phạt 1.3 tỷ USD, thay đổi ban quản lý và cung cấp mức đảm bảo an ninh cao.
Chênh lệch thương mại
Ông Trump thường xuyên dẫn lại khoản thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ với Trung Quốc là một vấn đề nghiêm trọng.
Sự thay đổi ý định 180 độ của ông Trump làm dấy lên lo ngại rằng ZTE được sử dụng như là công cụ thương lượng trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Những cuộc đàm phán đó đã chững lại và Mỹ chuẩn bị áp thuế nhập khẩu lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày thứ Sáu (06/07) và thêm 16 tỷ USD sau đó. Trung Quốc cho biết sẽ đáp trả với quy mô tương tự lên hàng hóa Mỹ.
ZTE đã thực hiện động thái quan trọng nhằm đáp ứng các điều kiện của Nhà Trắng, thay đổi toàn bộ hội đồng quản trị và bổ nhiệm tân Chủ tịch trong tuần trước. Vào ngày 22/06/2018, một quan chức Bộ Thương mại Mỹ cho biết ZTE đã gần vượt qua rào cản cuối cùng, nộp 400 triệu USD ký quỹ.
Ban quản lý mới của ZTE giờ phải đối mặt với thách thức xây dựng lại niềm tin với các công ty điện thoại di động và các khách hàng doanh nghiệp. Công ty này được cho là bị tổn thất ít nhất 3 tỷ USD vì lệnh cấm của Mỹ, trong đó cắt đứt nguồn cung chíp điện tử và các linh kiện cần thiết khác để lắp ráp sản phẩm của ZTE.
Công ty sản xuất thiết bị viễn thông ZTE Corp. của Trung Quốc ước tính sẽ chịu thiệt hại ít nhất 20 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 3,1 tỷ USD, vì lệnh trừng phạt của Mỹ khiến công ty này phải dừng gần như tất cả các hoạt động chính, mất khách hàng và đối mặt với chi phí gia tăng. ZTE cũng đã chuẩn bị sẵn kế hoạch để đưa các nhà máy đang ngừng hoạt động của mình trở lại làm việc bình thường chỉ sau vài giờ một khi Mỹ đồng ý dỡ trừng phạt.
Ở Washington, một nhóm nhà làm luật vẫn tỏ ra lo ngại về mối đe dọa của ZTE đến an ninh quốc gia Mỹ và đang cố gắng tạo ra một điều luật nhằm khôi phục lại lệnh trừng phạt lên công ty này.
Lệnh từ BoIS cho phép ZTE cung cấp hỗ trợ, như nâng cấp phần mềm, cho các đời điện thoại của ZTE đã tới tay công chúng vào hoặc trước ngày 15/04/2018, và nó cũng cho phép các bên thực hiện và nhận thanh toán cho các giao dịch được cho phép của ZTE.
Theo: Vũ Hạo/Vietstock
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX