Ở Việt Nam, mỗi khi muốn đi đổ xăng thì có lẽ giá cả sẽ không phải là yếu tố quyết định xem chúng ta nên chọn mua ở chỗ nào, bởi lẽ cây xăng nào cũng sẽ có giá như nhau trên cả nước.
Yếu tố quan trọng nhất có lẽ là địa điểm nào đổ xăng mà ở gần vị trí của chúng ta nhất vào lúc đó. Có khi, ở giữa đồng không mông quạnh, việc tìm được thấy một cây xăng để mua đã là chuyện mừng.
Thế nhưng, ở Mỹ thì câu chuyện lại rất khác. Ví dụ như bạn có thể thấy hai cây xăng đứng cạnh nhau, có hai mức giá rất khác nhau, một cao, một thấp nhưng rút cục cả hai vẫn cùng tồn tại.
Như vậy, rõ ràng là người mua xăng ở Mỹ không phải chỉ vì mức giá cao hay thấp mà mua hay không mua ở một cây xăng nào đó.
Hoặc có đôi khi tình huống lại ngược lại, cây xăng ở ngay gần nhà bạn nhưng rồi bạn vẫn chấp nhận lái xe đôi khi là một quãng đường rất dài đến hàng chục - trăm kilômet sang tận bang khác, chỉ để chọn nơi đổ xăng.
Cứ như vậy, quả thực, kinh doanh xăng dầu ở Mỹ là cả một bài toán cần được giải. Mỗi người, tuy chỉ bán xăng thôi nhưng cũng phải tính toán chi ly về kế hoạch, chiến lược như một chủ doanh nghiệp thực sự.
Ở đây, xăng dầu không phải được độc quyền phân phối bởi Nhà nước, mà là được tự do phân phối bởi các cá nhân hoặc các doanh nghiệp. Vì thế, mỗi cây xăng lại có một đặc điểm nhận diện, một mức giá, một chiến lược thu hút khách hàng riêng. Có thể nói, tính thị trường của thị trường bán xăng đã được thể hiện rõ trên từng kilômét đường đi ở xứ Cờ hoa.
Vậy câu hỏi đặt ra là, người Mỹ sẽ mua xăng dựa trên những tiêu chí nào ?
Yếu tố giá cao hay giá thấp: Không đồng nhất cả nước, mỗi vùng mỗi khác
Tất nhiên, yếu tố đầu tiên mà người mua xăng tính đến đầu tiên vẫn phải là giá cả. Đi hỏi một người mua xăng tên là Paul thì anh chia sẻ “Tôi qua đường thấy cây xăng nào rẻ thì vào mua thôi”.
Nếu xét chi li ra thì ở Mỹ, có tới 4 nội dung chính cấu thành nên một mức giá xăng: giá dầu thô, chi phí lọc dầu, chi phí phân phối và cuối cùng nhưng quan trọng nhất là thuế nhiên liệu mà bang có cây xăng đó đánh lên mặt hàng xăng
Vì thế, câu chuyện rất bình thường là với mỗi hàng bán xăng, do có các thành phần chi phí khác nhau nên họ sẽ bán ra mức giá xăng khác nhau. Người mua nào có thói quen mua rẻ thì cứ đơn giản sẽ chọn những hãng bán rẻ mà mua mà thôi.
Hoặc như ở câu chuyện bên trên khi bạn lái cả trăm kilômét sang bang khác để đi mua xăng. Đó là chuyện rất bình thường ở Mỹ. Bang lân cận đánh thuế nhiên liệu rẻ hơn bang của bạn, vì thế giá xăng nói chung là rẻ hơn, vì thế bạn qua đó mua để tiết kiệm chi phí.
Một phóng viên người Việt thường trú tại Mỹ đã từng chia sẻ: “Với chúng tôi thì việc di chuyển đường dài là khá thường xuyên, do đó những cây xăng ở xa trung tâm, và ở những bang có mức thuế thấp, là lựa chọn lý tưởng để mua đầy bình xăng”.
Giá chỉ là một phần, đằng sau nó là cả một câu chuyện kinh doanh và sự cạnh tranh trên thị trường
Thế nhưng thật ra không phải người Mỹ nào cũng nghĩ như anh Paul hay anh phóng viên người Việt ở trên. Bí mật quan trọng nhất đối với sự tồn tại của mỗi cây xăng như thế này lại hoàn toàn không phải là ở cuộc đua về giá.
Sự thật là có khi ở Mỹ, chỉ cách nhau vài bước chân, mỗi cây xăng vẫn có thể chênh giá nhau đến gần 1 USD, ấy thế không phải là cảnh "kẻ mất người còn" diễn ra, mà ngược lại, cả hai rút cục vẫn cùng sống khỏe.
Có điều này là bởi lẽ đối với nhiều người, chất lượng mới là một yếu tố rất quan trọng - dù rằng chất lượng xăng là một khái niệm rất mơ hồ và khó kiểm tra, cảm nhận.
Theo đó, những cây xăng có thương hiệu từ lâu, được nhiều người biết đến , thì có bao tiêu từ đầu vào cho đến đầu ra nên giá xăng bán ra ắt sẽ nhỉnh hơn so với mặt bằng chung từ một chút đến tương đối. Thế nhưng nhiều người muốn mua xăng "chất lượng" thì vẫn sẽ lựa chọn mua xăng ở các hãng này.
Cùng với đó, một yếu tố quan trọng quyết định thành công của các cây xăng là các lợi ích tăng thêm nhờ vào các dịch vụ đi kèm mà cây xăng cung cấp. Nhiều khi, giống như việc đa dạng hóa sản phẩm trong một doanh nghiệp, điều này là sống còn với mỗi cây xăng.
Theo anh Vincent Kim, chủ nhân một cây xăng tư nhân nhỏ bộc bạch: “Bên cạnh bán xăng, chúng tôi có rất nhiều dịch vụ đi kèm. Ví dụ như dịch vụ sửa xe có thể mang đến nguồn thu để cân đối các nguồn thu, chi khác. Phần giá xăng rẻ chỉ để giúp thu hút thêm khách hàng mua xăng. Khi họ đã vào đến cây xăng, chúng tôi có thể giới thiệu cho họ sử dụng các dịch vụ khác của mình”.
Vì thế, tuy để mức giá rẻ hơn so với những cây xăng lân cận nhưng anh Vincent vẫn đủ tiền để duy trì cả cây xăng nhỏ của mình.
Thậm chí, giá xăng rẻ còn giúp nhiều khách hàng vãng lai đến mua xăng nhiều hơn tại cây xăng của anh Vincent Kim. Nhờ đó, anh cũng 'bán' được nhiều dịch vụ liên quan đến xe ô tô hơn cho người mua xăng. Tất cả những điều này, đáng chú ý, đều nằm trong tính toán của Vincent khi anh quyết định mở cây xăng.
Theo: Tri Thức Trẻ
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Góc nhìn kinh doanh: Năng nhặt thì chặt bị từ…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Những sự thật thú vị về Walmart - tập đoàn…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Indonesia đang cân nhắc đổi tiền
Startup Remitly của Mỹ mở rộng thị trường sang Vương…
Hãng bán lẻ JCPenney Hoa Kỳ sẽ đóng cửa 138…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX