Trước đó, vào tháng 1/2018, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nói rằng thời gian chuyển đại sứ quán sẽ diễn ra vào năm 2019. Tuy nhiên mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã dời lịch, theo đó, kế hoạch mở Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem diễn ra sớm hơn so với đề nghị trước đó của các quan chức chính phủ, dự kiến sẽ trùng với lễ kỷ niệm 70 năm độc lập của Israel và sẽ được thực hiện vào tháng 5/2018.
Israel tuyên bố lập quốc vào ngày 14/5/1948. Palestine gọi ngày này là Nakba, nghĩa là "thảm hoạ" trong tiếng Arab khi tưởng nhớ cuộc lưu vong lớn của người Palestine. Trong giai đoạn 1947 - 1949, ít nhất 750.000 người Palestine trong tổng số dân 1,9 triệu phải bỏ chạy hoặc bị buộc phải rời bỏ nhà cửa do cuộc chiến tranh với Israel.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ca ngợi động thái này của Mỹ và tuyên bố sẽ biến ngày Quốc khánh của Israel thành lễ kỉ niệm quốc gia trọng đại, tuyệt vời hơn với người dân Israel. Đồng thời, ông Benjamin cũng gửi lời cảm ơn đến người đứng đầu nước Mỹ Tổng thống Trump vì sự lãnh đạo và tình hữu nghị.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, Đại sứ quán Mỹ sẽ nằm trong tòa nhà hiện có cơ quan lãnh sự. Đại sứ quán Mỹ tạm thời tại Jerusalem sẽ được mở rộng dần từ hệ thống cơ sở lãnh sự đã có ở khu vực Arnona, đủ không gian làm việc cho các đại sứ và lượng nhân viên nhỏ. Đến năm 2019 sẽ có khu tổ hợp đại sứ quán mới.
Đây là động thái tiếp theo sau quyết định gây tranh cãi nhất của Tổng thống Donald Trump về việc công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel. Tổng thống Trump còn tự hào nói rằng việc đưa Jerusalem ra khỏi bàn đàm phán là điều đúng đắn và ca ngợi con rể của ông Jared Kushner - người được giao nhiệm vụ giám sát đàm phán đã làm tốt công việc.
Quyết định mới này của Mỹ đã khiến các nhà lãnh đạo Palestine phản đối đầy tức giận. Phía Palestine cho biết, Mỹ đã cắt đứt quá trình đàm phán hòa bình và đánh mất vai trò trung gian trung lập. Phát ngôn viên của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tuyên bố, chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem là bước đi không thể chấp nhận. Các động thái đơn phương sẽ không mang lại tính pháp lý cho bất cứ bên nào, thậm chí còn tạo thêm trở ngại cho các nỗ lực hòa bình ở khu vực.
Saeb Erekat, Tổng thư ký của Tổ chức Giải phóng Palestine cũng lên án quyết định "khiêu khích trắng trợn các nước Arab và người Hồi giáo" của Mỹ. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án hành động chuyển Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem.
Sở dĩ có những bất đồng kể trên là do vị trí đặc biệt của khu vực này. Jerusalem là nơi có nhiều khu vực linh thiêng của Do Thái giáo, Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, đặc biệt là ở khu vực Đông Jerusalem. Israel chiếm khu vực trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt. Phía Palestine cho rằng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine. Trong khi đó, nghị quyết 181 của Liên Hợp Quốc đặt Jerusalem dưới sự quản lý quốc tế.
Sự kiện bác sĩ người Việt bị kéo lê khỏi…
Tổng hợp các hình ảnh về bão Harvey trong vài…
Tin nóng: Bão Harvey quay lại, Houston thất thủ trước…
Tin cộng đồng: Một người đàn ông gốc Việt ở…
Vụ "United Airlines": Khi cộng đồng giận dữ lên tiếng
Tưng bừng lễ hội văn hoá châu Á Plano AsiaFest…
Tuần hành phản đối súng đạn của học sinh sau…
Bác sĩ gốc Việt bị bắn chết tại nhà ở…
Cảnh sát Mỹ ra khuyến cáo đặc biệt về "chú…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX