Ra chợ ăn quà
Tại thủ đô Phnom Penh, các buổi sáng luôn ồn ã tiếng tiếng xe máy, ô tô di chuyển trên các đường phố chật cứng. Trong những năm gần đây, giới trẻ Campuchia đã rời quê nhà tới Phnom Penh để theo đuổi chuyện ăn học và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn, càng góp phần tạo nên tình trạng tắc nghẽn giao thông vào giờ cao điểm buổi sáng và thậm chí khiến cho giờ ăn sáng càng phải rút ngắn đi.
Nhiều người lao động trong thành phố thấy mua món đồ gì đó trên đường đi làm thì khá là thuận tiện. Một suất mỳ hoặc cơm ở quán bên đường như trong hình chỉ tốn 3.000 riel.
Mua đồ mang theo
Nom korng, món bánh rán Campuchia, là thứ được khá nhiều người chọn mua cho bữa sáng. Được bán ở các chợ Campuchia, thứ bánh ngọt này được làm từ bột gạo, ngào đường thốt nốt và rắc vừng lên trên. Tuy bánh rán là thứ có ở khắp nơi trên thế giới, nhưng nom korng có vẻ như được làm mà không chịu mấy ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên, các món quà sáng khác thì phản ánh khá nhiều tác động từ các món ăn nước ngoài vốn đã tạo nên đặc tính văn hóa Campuchia qua hàng ngàn năm.
Món ăn sáng "quốc hồn quốc túy"
Món ăn sáng tinh túy của Campuchia là num banh chok - thường được gọi một cách đơn giản là món bún cá Nam Vang - gồm sợi bún tươi chan nước dùng vị cà ri được nấu từ cá đánh bắt ở Biển Hồ. Vị nghệ thoảng khiến thực khách nghĩ tới ảnh hưởng trong hàng thế kỷ qua của Ấn Độ, vốn cũng để cả dấu ấn trong ngôn ngữ, chữ viết và tôn giáo Khmer.
Ảnh hưởng của Trung Quốc
Là một đồng minh hùng mạnh trong nhiều năm, Trung Quốc đã gây ảnh hưởng trên mọi mặt của Campuchia, và bữa ăn sáng cũng không phải là ngoại lệ. Một kiểu điểm tâm phổ biến tại Campuchia là ăn món hủ tiếu, trong tiếng Khmer gọi là món kuy teav, bắt nguồn từ chữ kway teow trong tiếng Hoa.
Nét ẩm thực Pháp
Người Pháp cũng để dấu ấn của mình vào văn hóa và ẩm thực Campuchia. Nước này từng là xứ bảo hộ của Pháp từ 1867 đến 1941, rồi tiếp tục từ sau khi Đại chiến Thế giới lần thứ hai kết thúc cho tới tận 1953, là năm nước này giành được độc lập. Người Pháp đem món bánh mỳ tới vùng Đông Dương, và người Khmer gọi món này là "num pang", dựa theo từ tiếng Pháp "pain". Bánh mỳ thường được ăn với bò hầm đường thốt nốt hoặc cà ri gà có bỏ sả, nghệ và riềng.
Cà phê sữa đá
Người Pháp cũng đem đến cho người Campuchia tình yêu cà phê. Ở Campuchia, hạt cà phê được rang trên bếp than hoa cho tới khi ngả màu sẫm, sau đó được láng chút dầu ăn hoặc mỡ heo. Nước sôi thấm qua lớp cà phê bột, qua lớp vải lọc, nhỏ giọt xuống một cái ấm to, mà thường là bằng nhôm, méo mó. Thức uống này đắng và đậm chất caffein. Để giảm bớt độ đắng và để vừa miệng với khẩu vị vốn ưa ăn ngọt của người Campuchia, người ta pha cà phê với sữa đặc có đường, hoặc nếu dùng cà phê đen thì cho đường vào thật hào phóng. Mọi người thường hay dùng món cà phê đá.
Món ưa thích của dân địa phương
Trong lúc nhiều thứ quà sáng là sự pha trộn giữa các nền ẩm thực khác nhau, thì người dân nơi này nói rằng có một số món là thuần Campuchia. Nhiều loại thực phẩm bày bán trong các khu chợ ở nước này là hàng nhập khẩu, nhưng có nhiều món ăn truyền thống lại hoàn toàn dựa vào các loại nguyên liệu, gia vị địa phương. Một món như thế là bai sach chrouk, tức cơm thịt heo: thịt heo được tẩm ướp gia vị rồi đem nướng than, ăn với cơm và dưa leo hoặc cải muối.
Những món ăn xuất hiện trong phim cổ trang của…
Những món chè Trung Hoa giải nhiệt ngày hè
Khi ngán thịt cá hãy tìm đến món ăn này
5 homestay "thu hút" bất kỳ ai khi tới Sa…
200k đủ ăn hết đặc sản Hải Phòng trong 1…
Hủ tiếu Nam Vang - món ngon trăm năm của…
Đến Vĩnh Long nhất định phải thử 9 món ngon…
Món ăn "kinh dị" của Campuchia đối với khách du…
Sần sật lạ miệng với cá Ninja nướng muối ớt
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX