Sau vụ tấn công bằng chất độc thần kinh đầu tiên được ghi nhận ở châu Âu kể từ sau Thế chiến 2, Anh đã cáo buộc Nga đứng đằng sau vụ việc này và tuyên bố trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga tương đương 40% nhân viên đại sứ quán Nga tại London, mà London cho là các điệp viên hoạt động bí mật. Những người này sẽ có hạn chót là ngày 20/3 để rời khỏi Anh.
Nga phủ nhận mọi sự liên quan đến vụ đầu độc này, đồng thời cáo buộc Anh dựng lên vụ tấn công để làm dấy lên các nỗ lực chống lại Nga.
Khi được hỏi về việc liệu Nga có trục xuất các nhà ngoại giao Anh hay không, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cười và cho biết, “chắc chắn điều này sẽ xảy ra”.
Cụ thể, Moscow sắp công bố quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Anh để trả đũa quyết định tương tự của Thủ tướng Theresa May.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov cũng tuyên bố việc Anh từ chối hợp tác với Nga trong điều tra vụ cựu điệp viên bị đầu độc là sự vi phạm Công ước Cấm vũ khí hóa học.
Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov khẳng định, Nga có thể đưa ra biện pháp đáp trả vào bất kì lúc nào. Điện Kremlin cho rằng cáo buộc nhằm vào Nga của phía Anh là vô trách nhiệm, không có bằng chứng chứng minh.
"Đây là tất cả những biểu hiện khiêu khích đối với đất nước chúng ta. Dường như phía Anh tỏ ra hoàn toàn vô trách nhiệm", ông Peskov trả lời cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko cho rằng việc Anh tăng cường công kích Nga về vụ Skripal nhằm đánh lạc hướng dư luận Anh khỏi những khó khăn nước này gặp phải trong quá trình chuẩn bị rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2019; đồng thời khẳng định Nga sẽ đưa ra lập trường cứng rắn trong việc giải quyết bất đồng này.
Hiện Pháp và Mỹ đều đã công khai ủng hộ lập luận của Anh về việc Nga đứng đằng sau vụ việc này, trong khi đó, người phát ngôn chính phủ Đức gọi đây là điều đặc biệt nghiêm trọng.
Tuyên bố chung nêu rõ: "Chúng tôi, lãnh đạo của Pháp, Đức, Mỹ và Anh cảm thấy ghê sợ vụ tấn công nhằm vào Sergei và Yulia Skripal tại thành phố Salisbury vào ngày 4/3/2018. Việc sử dụng chất độc hóa học quân sự do Nga phát triển đánh dấu lần đầu tiên loại vũ khí này được triển khai tại châu Âu kể từ Thế chiến 2".
Nhìn lại phản ứng lần này của các nước, các nhà phân tích cho rằng Vương quốc Anh và Liên bang Nga sẽ bước vào một cuộc khủng hoảng kéo dài, vượt xa mối quan hệ giữa 2 nước. Đây là điều hoàn toàn dễ đoán.
Không ít người còn cho rằng vụ ám sát chỉ là một cái cớ để phương Tây tăng sức ép với Nga. Đặc biệt là trong bối cảnh bất đồng giữa Nga và phương Tây trong nhiều vấn đề nóng trên thế giới vẫn chưa được giải quyết, cuộc bầu cử Tổng thống Nga đến gần với chiến thắng nghiêng về Tổng thống Vladimir Putin.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX