Trước cả khi Tổng thống Mỹ đặt bút ký vào lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, Điện Kremlin đã yêu cầu phía Mỹ cắt giảm khoảng 60% nhân sự làm việc trong các cơ sở ngoại giao của Mỹ tại Nga.
Chính vì thế, ngay sau khi ông Donald Trump ký thông qua dự luật nói trên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov rất tự tin tuyên bố: “Đáp trả ư? Chúng tôi đã tiến hành các biện pháp đáp trả rồi”. Ông Peskov cũng đe dọa rằng, Nga luôn sẵn sàng cho mọi động thái khác của Mỹ.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev lại chĩa mũi dùi vào chính quyền của Tổng thống Donald Trump: “Hy vọng về việc cải thiện quan hệ Nga - Mỹ giờ đã chấm dứt. Chính quyền của ông Donald Trump đã cho thấy sự bất lực của mình khi giương cờ trắng đầu hàng Quốc hội Mỹ theo cách đáng hổ thẹn nhất”. Ông tuyên bố cứng rắn rằng, động thái của Mỹ đồng nghĩa với việc Mỹ tuyên bố chiến tranh thương mại toàn diện với Nga. Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh nước Nga sẽ bình tĩnh tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội, tìm kiếm giải pháp thay thế nhập khẩu, giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước.
Người đứng đầu Chính phủ Nga cũng cho rằng chế độ trừng phạt này đã được luật hóa và sẽ được duy trì hàng chục năm, nếu “không có điều kỳ diệu nào xảy ra”. Hơn nữa, văn kiện này còn khắc nghiệt hơn đạo luật Jackson-Vanik, được thông qua vào năm 1974 và sau 38 năm mới được dỡ bỏ. Do đó, quan hệ giữa Nga và Mỹ trong thời gian tới sẽ rất căng thẳng.
Về phía Iran, nước này khẳng định các lệnh trừng phạt của Mỹ đã phá vỡ những điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc thế giới mang tên Chương trình Hành động chung toàn diện (JPCOA). Theo hãng tin ISNA, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố: "Theo quan điểm của chúng tôi, thỏa thuận hạt nhân đã bị vi phạm, và chúng tôi sẽ cho thấy phản ứng khôn khéo đối với động thái này". Iran khẳng định Mỹ đang tìm cách rút khỏi thỏa thuận hạt nhân nhằm gây tổn hại cho Iran và sẽ khiếu nại vấn đề này lên cơ quan giám sát thỏa thuận, đồng thời cũng trong tuyên bố, Tehran yêu cầu các cường quốc nới lỏng trừng phạt để đổi lại việc Iran ngừng chương trình hạt nhân của mình.
Triều Tiên ngày 3/8 đã lên án các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ vừa ban hành nhằm chống lại Bình Nhưỡng, coi đây là các biện pháp “thái quá và bất hợp pháp”. "Việc Mỹ thông qua đạo luật trừng phạt chống lại Triều Tiên không có gì khác hơn là nỗ lực cuối cùng của những kẻ đang sợ hãi trước hàng loạt biện pháp của Triều Tiên trong sự thành công nhanh chóng về phát triển lực lượng hạt nhân hiện đại", hãng thông tấn Triều Tiên KCNA hôm qua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này.
Những biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ vừa áp đặt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Nga, mà còn có thể tác động tiêu cực đến lợi ích của nhiều quốc gia châu Âu vốn gắn chặt với các dự án cơ sở hạ tầng và hợp đồng dầu khí của Nga. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã lập tức lên tiếng cảnh báo nghiêm khắc rằng châu Âu sẽ có đòn đáp trả thích đáng và nhanh chóng chỉ trong vài ngày nếu luật trừng phạt mới tổn hại tới lợi ích của các công ty châu Âu đang làm ăn với Nga. Cảnh báo này được Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker đưa ra ngay sau khi Tổng thống Donald Trump ký phê chuẩn dự luật. "Chúng tôi phải bảo vệ các lợi ích kinh tế trước Mỹ, và đó là điều chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi đã sẵn sàng", ông Juncker nói.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX