Nghi án Pháp rời châu Âu?
Bình Nguyên 01/23/2018 07:30 AM
Dẫu khả năng này là "khó có thể xảy ra" nhưng những hiện tượng "bất ngờ của chính trị thế giới" trong hai năm gần đây cho thấy "không gì là không thể".

Pháp và Đức là hai quốc gia hiện đang đóng vai trò thủ lĩnh trong việc duy trì đoàn kết của Liên minh châu Âu (EU) sau khi Anh tuyên bố rời khỏi khối, tuy nhiên, điều này đang bị "lung lay" sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, Pháp đã bỏ phiếu lấy ý kiến người dân về việc Pháp có nên rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) như Anh hay không.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AP

Mặc dù là một trong những thành viên sáng lập EU và đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách chung của châu Âu, tuy nhiên, sự bất mãn của người dân Pháp về chính sách của EU vẫn tồn tại, đặc biệt trong các vấn đề liên quan tới nhập cư và người tị nạn.

Người đứng đầu Chính phủ Pháp cho biết, nếu đặt người Pháp vào tình huống tương tự như người Anh và được yêu cầu bỏ phiếu có hay không rời khỏi EU thì có lẽ câu trả lời của họ là "có" bởi những điều chỉnh của EU không mang lại lợi ích cho các tầng lớp trung lưu và lao động, đặc biệt là người cao tuổi ở nước Anh. Tuy nhiên, ông Macron cũng nhấn mạnh: “Quyết định của người Pháp sẽ có thể khác người Anh vì trường hợp của người Pháp khác người Anh”.

Tổng thống Pháp cũng nhận xét, Chính phủ Anh khi ấy đã mắc một sai lầm khi đưa người dân Anh vào tình huống phức tạp khi bỏ phiếu quyết định về việc Anh nên hay không rời khỏi EU? Việc quyết định rời khởi EU và không tham gia thị trường chung EU, Anh sẽ cần tìm kiếm một Hiệp định tương tự FTA trong thời gian tới.

Người đứng đầu nước Pháp cũng cho biết, ông hy vọng các cuộc đàm phán trong tiến trình Brexit sẽ mang lại một mối quan hệ đặc biệt và sâu sắc với Anh dù thực tế cho thấy rằng, "bất kỳ thoả thuận nào giữa Anh và EU đều làm cho mối quan hệ này bớt sâu sắc hơn", vì không mối quan hệ nào đặc biệt hơn mối quan hệ cùng là thành viên của EU.

Ông Macron cũng cho hay, mặc dù vậy, các mối quan hệ ngoài khối cũng có thể gắn bó bằng các Hiệp định tự do thương mại như Na Uy hoặc Canada cho thấy để tiếp cận thị trường chung châu Âu khi không phải là thành viên trong khối thì việc phải đóng góp ngân sách, chấp nhận tự do và thẩm quyền của khu vực EU như Hiệp định FTA.

Một thiếu nữ Pháp. Ảnh: AFP

Trước đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's ngày 11/3/2017 từng công bố, mặc dù nguy cơ Pháp rời khỏi EU và khu vực đồng Euro (được gọi là Frexit), sau cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống diễn ra trong năm 2017 là "không cao", nhưng nguy cơ này "đang gia tăng” và những "vụ việc bất ngờ" có thể xảy ra thông qua các sự kiện chính trị, đặc biệt là các cuộc trưng cầu dân ý.

Trong các cuộc thăm dò trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2017 diễn ra, bà Marine Le Pen, Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) - người chủ trương đưa nước Pháp rời EU - liên tục dẫn đầu đã khiến quan ngại việc Pháp rời khỏi EU có thể thành sự thật.

Author: Bình Nguyên

News day