Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm ở khu vực biên giới phía nam Việt Nam
Thúy Thúy 02/17/2017 02:00 AM
Nguy cơ bùng phát ổ dịch cúm gia cầm (H5N1) khi xuất hiện cúm gia cầm gây chết nhiều gia súc, gia cầm ở nhiều tỉnh phía nam Việt Nam.

Hiện nay, tại một số tỉnh Campuchia, giáp biên giới với nhiều tỉnh phía nam Việt Nam đang bùng phát ổ dịch cúm gia cầm cúm A/H5N1. Trong khi đó, thời tiết đang chuyển từ mùa khô sang mừa mưa nắng nóng làm giảm sức đề kháng của các vật nuôi. Mặt khác, trong và sau Tết Nguyên đán, việc buôn bán, vận chuyển gia súc gia cầm gia tăng, khiến nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh từ các hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa, du lịch của cư dân biên giới.

Số gà mắc bệnh và đã bị tiêu hủy ở Vĩnh Long là gần 4.500 con. Ảnh: VTV

Một số tỉnh thành Việt Nam đã phát hiện dịch cúm: 5 ổ dịch cúm A/H5N1 tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu chỉ trong gần 2 tháng đầu năm 2017, ổ dịch cúm A/H5N1 tại huyện Phú Tân, tỉnh An Giang ngày 07/02/2017... Chính quyền các địa phương đã ban hành một loạt các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch cúm và các chủng virus lây sang người. Bên cạnh công tác tiêu hủy toàn bộ số gia cầm tại các ổ dịch, tiêu độc toàn bộ cơ sở nuôi, chi cục thú y các tỉnh chỉ đạo khẩn Trạm bảo vệ thực vật các huyện biên giới, các cửa khẩu triển khai phòng chống; kiểm tra, kiểm soát chặt, không để người dân mang gia cầm, gia súc từ Campuchia sang; phun, xịt sát trùng 100% các phương tiện từ vùng dịch sang; kiên quyết xử lý đối với những trường hợp nhập gia cầm và sản phẩm gia cầm qua tuyến biên giới và vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc. Các tỉnh yêu cầu các cán bộ, nhân dân không chủ quan, lơ là.

Đối với những hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ và trang trại lớn trên tuyến biên giới, các tỉnh xuất ngay vaccine cúm từ nguồn dự phòng để tiêm miễn phí khẩn cấp cho đàn gia cầm tại các xã giáp ranh biên giới, khuyến cáo người dân tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, thường xuyên phun thuốc sát trùng, vệ sinh chuồng trại; không để người lạ tiếp xúc khu vực chăn nuôi…để phòng tránh dịch bệnh phát sinh. Đồng thời, nhằm phòng ngừa việc người chăn nuôi còn e ngại không khai báo đàn, giấu bệnh, một số tỉnh đưa hình thức thưởng tiền cho mỗi tin báo chính xác về việc gia cầm chết hàng loạt, nghi cúm hoặc gia cầm, vịt đàn không tiêm phòng trên địa bàn tỉnh.

Tiêm phòng gia súc, gia cầm. Ảnh: VOV

Ngoài việc tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh cho các hộ nuôi, cơ quan chức năng còn hướng dẫn người dân cách nhận biết dấu hiệu gia cầm nhiễm bệnh; yêu cầu phải thực hiện trình báo ngay với đơn vị chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cùng công tác phòng chống dịch H5N1, các tỉnh cũng tổ chức sớm tiêm phòng lở mồm long móng cho 100% đàn gia súc, gia cầm của người dân các tỉnh biên giới.

Bên cạnh đó, trước nguy cơ bùng phát bệnh do virus Zika khi trong gần 2 tháng đầu năm đã có 13 trường hợp mắc bệnh ở các tỉnh thành phía Nam, sáng 16/02, Bộ Y tế Việt Nam đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch tại phía Nam năm 2017. Virus Zika là dịch bệnh lưu hành, phát triển và nhiều ở Việt Nam, khi trong năm 2016 có hơn 200 ca bệnh. Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận nguy cơ gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết theo chu kỳ dịch bệnh khi năm 2016, có hơn 100.000 ca mắc bệnh với 36 ca tử vong về các biện pháp phòng ngừa. 

Author: Thúy Thúy

News day