Theo thông tin từ Tòa án Nhân dân TP. HCM, vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB giai đoạn 2) sẽ diễn ra từ ngày 24/7/2018 đến ngày 15/8/2018.
Theo đó, 3 nguyên lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị triệu tập ra tòa với tư cách người làm chứng, người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan. Đó là ông Trần Bắc Hà (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị), ông Đoàn Ánh Sáng (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc) và ông Trần Lục Lang (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc).
Ba ông này vừa bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương ra quyết định thi hành kỷ luật. Cụ thể, ông Trần Bắc Hà bị khai trừ khỏi Đảng, ông Đoàn Ánh Sáng bị kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng và ông Trần Lục Lang bị kỷ luật cảnh cáo.
Theo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, các lãnh đạo nói trên có sai phạm liên quan tới vụ án tại VNCB. Cụ thể, ông Trần Bắc Hà đã vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, quản lý nợ,... Trong đó, việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến ông Phạm Công Danh.
Cụ thể, ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) và các đồng phạm đã sử dụng các công ty do ông này thành lập để vay tiền từ BIDV. Ông Danh dùng tiền của VNCB gửi tại BIDV để bảo lãnh, cầm cố các khoản vay 4.700 tỷ đồng. Sau đó, ngân hàng BIDV thu hồi số nợ từ số tiền của VNCB.
Liên quan tới sai phạm này, ngày 3/10/2013, ông Trần Bắc Hà ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty do Danh đề xuất vay tiền.
Cùng ngày, ông Trần Lục Lang đã ký 12 công văn gửi 4 chi nhánh và Ban khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ vay thẩm định phương án kinh doanh, quyết định cho vay đối với các phương án có hiệu quả đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi.
Lãnh đạo BIDV các chi nhánh Bến Thành, Gia Định, Sở giao dịch 2, Nam Sài Gòn đã lần lượt phê duyệt và giải ngân cho các công ty của ông Danh. Cơ quan điều tra xác định, việc ông Danh sử dụng tiền của VNCB đảm bảo cho các công ty vay tiền gây thất thoát cho VNCB hơn 2.550 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc, ông Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo (là lãnh đạo và cán bộ BIDV Chi nhánh Gia Định) bị cho là đã cố ý làm trái quy định, giúp sức cho ông Danh trong việc giải ngân khoản vay 430 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhiều lãnh đạo, nhân viên khác của BIDV được cơ quan điều tra xác định có sai phạm khi cho Phạm Công Danh vay khi chỉ kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hiệu quả của phương án kinh doanh dựa trên hồ sơ khống. Tuy nhiên, sai phạm này không gây thiệt hại cho BIDV và không có căn cứ xử lý hình sự.
Về phần ông Trần Bắc Hà, cơ quan điều tra xác định, ông này đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB, chứ không cho Phạm Công Danh vay và không biết các công ty này do Danh thành lập. BIDV đã thu đủ gốc, lãi các khoản vay.
Tương tự, cơ quan chức năng không đủ căn cứ xác định 2 ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang có liên quan đến Phạm Công Danh nên không xử lý hình sự. Hồi tháng 10/2017, cơ quan điều tra đã kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với các cán bộ BIDV có liên quan.
Trần Bắc Hà và 35 năm công tác tại BIDV Ông Trần Bắc Hà sinh ngày 19/8/1956 tại Hà Tây và bắt đầu làm việc tại BIDV từ tháng 2/1981. Sau 10 năm công tác, vào ngày 1/7/1991, ông Hà được bổ nhiệm làm Giám đốc BIDV Chi nhánh Bình Định. Trước đó ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Sở Giao dịch III của BIDV, Giám đốc Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV, Giám đốc Công ty Chứng khoán BIDV. Từ ngày 1/10/1999 đến cuối năm 2007, ông làm các chức vụ Phó Tổng giám đốc BIDV, Tổng giám đốc BIDV. Đầu năm 2008, ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV. Hai năm sau đó, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên BIDV. Từ ngày 1/5/2012, ông lại tiếp tục làm Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho đến khi về hưu. Như vậy, ông Trần Bắc Hà đã có 35 năm công tác tại BIDV và 8 năm 8 tháng giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của BIDV. Ông là cổ đông lớn nhất, đại diện 40% vốn nhà nước (Ngân hàng nhà nước Việt Nam lúc này là cổ đông lớn nhất của BIDV với tỷ lệ sở hữu đạt 95,3%). Ông cũng là người khởi tạo Sở Giao dịch 3, Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ khai thác tài sản BIDV, Trưởng Ban Xử lý nợ Ngân hàng TMCP Nam Đô. Ngoài ra, ông Trần Bắc Hà cũng là người chỉ đạo thành lập các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc và chỉ đạo Văn phòng đại diện tại Lào, Campuchia, Myanmar. Năm 2013, tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt cùng lúc được tung ra cùng với tin đồn Ngân hàng Nhà nước phá giá tiền đồng 2-3% đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, giá vàng, USD đồng loạt tăng. Năm 2017, tin đồn ông Hà bị bắt lại rộ lên sau khi nội dung kết luận điều tra của Bộ Công an cho thấy ông Hà có ký duyệt cho vay đối với Ngân hàng Xây Dựng. |
Theo: Trí Thức Trẻ/ Soha.vn
Bạn đang đọc báo người Việt tại Mỹ - Vinacircle. Mọi đóng góp về nội dung xin gửi về địa chỉ email: content@vinacircle.com. Xin cảm ơn!
Vụ Hiệu phó bị tố dùng clip sex tống tình…
Hà Nội: 2 cặp đôi ngủ chung giường, án mạng…
Chiêu trò lừa đảo lại xuất hiện trên Facebook
Petrolimex treo băng rôn ủng hộ hàng Việt Nam và…
Hải Phòng: Con nghiện dùng dao uy hiếp mẹ đẻ…
Rớt công chức vẫn lên chức phó phòng
Tổng hợp 24h: Bị từ chối Visa đi Mỹ, cậu…
Tin tức Việt Nam ngày 4/10/2018: Người đàn ông bị…
Tổng hợp 24h: Hà Nội xây nhà hát Hoa Sen…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX