Cũng như Việt Nam, Hàn Quốc là một trong số những đất nước ở châu Á vẫn còn giữ truyền thống kỉ niệm năm mới Âm lịch. Tết ở Hàn Quốc có tên gọi là lễ “Seollal”, với ba ngày lễ chính thức là đêm giao thừa - hay đêm ba mươi, ngày mồng một và mồng hai. Đây là dịp các gia đình đoàn tụ, nghỉ ngơi bên nhau sau một năm dài học tập, làm việc, đồng thời cũng là dịp để người Hàn tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Seollal ở Hàn và Tết Nguyên đán của Việt Nam có không ít điểm tương đồng, hãy cùng điểm qua vài nét cơ bản nhé!
Tục đón giao thừa
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Cũng như người Việt Nam, người Hàn Quốc thức đêm đón giao thừa, họp mặt gia đình và cúng bái tổ tiên. Buổi tối trước giao thừa, người Hàn thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần, mặc trang phục hanbok truyền thống hoặc những bộ quần áo mới và đẹp nhất. Đêm giao thừa, họ đốt các thanh tre trong nhà để xua đuổi tà ma. Người Hàn Quốc quan niệm không ai được ngủ trong đêm giao thừa vì nếu ngủ thì sáng hôm sau thức dậy, lông mi sẽ bị bạc, đầu óc sẽ kém minh mẫn do ảnh hưởng của ma quỷ.
Mâm cỗ cúng gia tiên đêm Giao thừa của người Việt thường có bánh chưng, giò, chả, xôi gấc, thịt gà, rượu bia và vài loại bánh kẹo. Còn mâm cỗ của người Hàn Quốc có đến hai mươi món ăn các loại, trong đó không thể thiếu một loại phở nước có tên là ttok-kuk, kim chi cùng một bát canh tteokguk (canh bánh gạo) được nấu từ nhiều lát bánh gạo mỏng với ý nghĩa cầu may mắn. Họ cho rằng mỗi lần ăn tteokguk, trẻ em lại được thêm một tuổi. Vì thế, người ta có thể hỏi tuổi trẻ em bằng cách nói: “Cháu ăn tteokguk mấy lần rồi?”. Một số món khác có thể kể tên là cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền.
Tục mừng tuổi cho trẻ em
Người Việt Nam gọi phong tục này là “lì xì” với mong muốn trẻ em gặp được nhiều may mắn trong năm mới. Ở Hàn Quốc vào ngày lễ Seollal, con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ, sau khi làm động tác bái lạy chúng sẽ được người lớn thưởng tiền hoặc có khi là vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tùy thuộc vào tuổi, vị trí của chúng trong gia đình hoặc hoàn cảnh gia đình. Món quà này gọi là “sebaetdon”. Kết thúc, cả nhà quây quần cùng nhau ăn đồ vừa cúng gia tiên.
Du xuân, chúc Tết
Cũng như người Việt Nam, trong ba ngày chính thức của lễ Seollal, người Hàn sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ tổ tiên và du xuân đến các danh lam, thắng cảnh, thăm thú các vườn hoa, chùa chiền, miếu mạo. Họ thường đến những nơi đã được xây dựng từ các triều đại cũ theo triết lý “thiên địa nhân hòa đồng” của đạo Lão.
Ngày Tết, người Việt có các trò chơi như chơi đáo, chơi đu, bịt mắt bắt dê, cờ người, kéo co, đấu vật,... Còn người Hàn có trò “Yutnori” tương tự như trò cá ngựa của nước ta, “Jegi-chagi” tức trò chơi đá cầu, “Neolttwigi” tức trò bập bênh, “Tuho” là trò chơi ném mũi tên và “Yeon-naligi” là trò thả diều. Cuối ngày các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau xem phim hoặc các chương trình TV đặc biệt được phát sóng dịp năm mới.
Gần đây nhiều gia đình Hàn Quốc chọn cách đón năm mới bằng một chuyến du lịch. Các lựa chọn hàng đầu có thể kể đến là khu trượt tuyết, spa, thăm các làng truyền thống, cung điện, bảo tàng và những nơi tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật mừng năm mới.
Những điều thú vị về chiếc đèn lồng
Ẩm thực đặc trưng của các nước Đông Nam Á
Salad - Những điều thú vị về nguồn gốc và…
Áo dài cách tân – Đột phá hay phi truyền…
Những đặc trưng văn hóa của Ấn Độ
3 thiền viện nổi tiếng nhất Myanmar
Những món ăn xuất hiện trong phim cổ trang của…
Margaret Rose: Cuộc đời của vị công chúa xinh đẹp…
Áo dài – Sneakers: Làn gió mới hay sự lập…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX