Điều thứ 1: Trung thực
Cách tốt nhất để khuyến khích sự trung thực của con bạn đó chính là bạn trở thành người trung thực. Hãy tham khảo câu chuyện này: Carol quyết định giới hạn mỗi lần chơi giữa đứa con trai 3 tuổi của mình, Chris và cậu bạn là Paul. Tuy nhiên gần đây, giữa các cậu bé thường xuyên cãi nhau và Carol nghĩ giữa chúng nên cách xa nhau một thời gian. Vì vậy, khi mẹ Paul gọi vào một buổi chiều để bọn trẻ chơi chung với nhau, Carol đã nói rằng Chris bị bệnh.
Nghe thấy vậy, con trai cô hỏi, "Con bị ốm sao mẹ? Có chuyện gì với con vậy ạ?". Carol ngạc nhiên vì ánh nhìn sợ hãi của con trai mình và nói với cậu bé rằng, cô chỉ nói cậu bị bệnh bởi cô không không làm tổn thương cảm xúc của mẹ Paul. Sau đó Carol cũng có một lời giải thích phức tạp khác làm Chris bối rối. Như vậy, tất cả những điều đó có thể hoàn toàn vô hại, nhưng bạn vô tình đã dạy con mình cách nói dối.
Cách tốt nhất trong trường hợp này đó là Carol nên nói với mẹ Paul rằng, "Tôi nghĩ rằng chúng ta nên để hôm khác vì tuần trước chúng nó đã chơi quá nhiều. Bọn trẻ cần thời gian để nghỉ ngơi".
Một cách khác để đề cao giá trị của sự trung thực: Đừng phản ứng quá mức nếu con bạn nói dối. Thay vào đó, hãy giúp chúng tìm cách nói sự thật.
Khi mẹ của Janice (4 tuổi) bước vào phòng cô bé, mẹ cô đã thấy cây trồng trong chậu gãy đổ và bà đã biết được điều gì đã xảy ra. Một tuần trước đó bà đã thấy Janice cho con búp bê Barbie trèo lên cây và bà đã nói rằng không được đụng vào cây trong chậu. Đến hôm nay, khi bà yêu cầu một lời giải thích, Janice đã đổ lỗi cho con chó.
Mẹ Janice đã phản ứng một cách rất hợp lý, "Janice, mẹ hứa sẽ không la con. Hãy suy nghĩ về nó trong một phút và sau đó trả lời cho mẹ biết điều gì đã xảy ra".
Sau một lúc đứa bé đã nhận lỗi. Sau đó, Janice đã giúp mẹ dọn dẹp đống lộn xộn và không được phép xem ti vi vào buổi chiều hôm đó. Nhưng mẹ cô bé đã đánh giá cao sự trung thực của con gái mình. Như vậy, bà đã dạy cho đứa trẻ một bài học quan trọng - ngay cả khi trung thực không phải là điều luôn dễ dàng hoặc thoải mái, nhưng bạn sẽ luôn cảm thấy tốt hơn khi nói sự thật.
Điều thứ 2: Công lý
Tại một buổi họp mặt gia đình gần đây, Amy và Marcus, anh em họ 4 tuổi, đang làm những lâu đài bằng những khối gỗ. Đột nhiên, Amy phá đổ lâu đài của Marcus và cậu bắt đầu khóc. Chứng kiến cảnh này, cha của Amy đã ra lệnh cho cô bé xin lỗi. Amy đã nghe lời và nói: "Em xin lỗi".
Sau đó, bố cô bé dẫn cô bé sang một bên và hỏi: "Tại sao con lại làm ngã khối đồ chơi của anh?". Cô bé nói rằng cô đã thấy phát điên vì lâu đài của Marcus lớn hơn. Người cha nói rằng đây không phải lý do để phá hủy lâu đài của Marcus, ông có thể hiểu được cảm xúc của cô bé. Sau đó, ông đã cho cô bé chơi trở lại.
Phản ứng của người cha tương tự như nhiều bậc phụ huynh hiểu biết tâm lý khác. Ông muốn hiểu cảm xúc của con gái mình và tại sao cô bé lại có thái độ cư xử như vậy. Điều đó là đúng, nhưng không đủ. Để giúp trẻ nhận biết hành vi đúng hay sai, cha mẹ cần khuyến khích con mình sửa sai để khắc phục lỗi lầm. Ví dụ: Cha của Amy có thể gợi ý rằng cô bé có thể giúp anh Marcus xây dựng lại lâu đài hoặc mang cho anh Marcus một cái bánh như một lời xin lỗi.
Việc nói "Xin lỗi" là khá dễ dàng đối với một đứa trẻ và nó cho phép cô bé được tha thứ mà cô không cần phải suy nghĩ. Vì thế, bằng cách khuyến khích con bạn thực hiện những hành động để khắc phục lỗi lầm, giúp bạn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử với mọi người một cách công bằng - giá trị thiết yếu để mối quan hệ giữa mọi người chúng ta trở nên bình đẳng.
Điều thứ 3: Lòng quyết tâm
Jake (5 tuổi) đã cho mẹ xem một bản vẽ mà cậu đã vẽ bằng bút chì màu mới của mình. "Nó rất là tươi sáng và đầy màu sắc", mẹ cậu nói. "Giỏi đấy!"
Đứa trẻ sau đó chạy đến phòng của mình lấy ra vài bản vẽ khác, tất cả mẹ cậu đều khen.
Thật sự trong trường hợp này, mẹ Jake tránh khen ngợi quá mức, mà bà có thể đưa ra những thử thách nho nhỏ bằng cách phản hồi trung thực, ví dụ như: "Con có thể tô màu này sáng lên một một chút và màu này nên nhạt đi.", "Con không nên sử dụng màu này để tô vì nó quá tối!"...
Góp ý nhẹ nhàng, nói cho con bạn biết chúng cần phải khắc phục những gì để chúng hoàn thiện hơn.
Một cách khác để giúp trẻ phát triển là khuyến khích trẻ làm những việc không dễ dàng và khen ngợi vì sự chủ động của chúng. Nếu con bạn là người nhút nhát, hãy khuyến khích trẻ tiếp cận với các bé khác, chơi cùng với trẻ khác. Nếu con bạn tức giận, hãy dạy bé kiềm chế bằng cách hít thở sâu. Chúc mừng khi chúng đã hoàn thành tốt và vượt qua khó khăn. Hãy động viên trẻ bằng cách nói: "Bố mẹ biết điều đó thực sự khó khăn, nhưng con rất giỏi vì đã làm được nó", như thế tạo một động lực để cổ vũ con bạn vào những thử thách kế tiếp.
Điều thứ 4: Quan tâm
Anne đã thất vọng vì hai cô con gái của mình (3 tuổi và 4 tuổi) luôn luôn rên rỉ và cãi nhau mỗi lần đi mua sắm thực phẩm. Cuối cùng cô cũng đã nói với chúng rằng, "Chúng ta cần phải tìm ra cách nào đó mà mỗi lần đi mua sắm không có ai, kể cả mẹ, phải cảm thấy khó chịu".
Anne đã yêu cầu các cô con gái của mình gợi ý về cách làm cho chuyến đi mua sắm lần tiếp theo trở nên tốt đẹp hơn. Cô bé 4 tuổi cho rằng chúng nên mang theo đồ ăn nhẹ để khỏi phải tranh giành nhau về vụ bánh quy. Cô bé 3 tuổi cho rằng cô bé sẽ lặng lẽ hát một bài để cho bản thân cảm thấy vui vẻ.
Và chuyến đi đã thực sự thành công tốt đẹp. Họ rời khỏi siêu thị một cách suôn sẻ hơn. Khi đó, các cô bé hỏi: "Mẹ có cảm thấy tức giận không mẹ?"
Anne nói rằng bà cảm thấy vui vì bọn trẻ không cãi nhau.
Cách giải quyết vấn đề nhỏ này giúp trẻ học được một bài học quan tâm lẫn nhau. Theo thời gian, ngay cả một đứa trẻ cũng thấy rằng, lời nói hoặc hành động có thể làm cho người khác mỉm cười hoặc thấy tốt hơn và khi chúng tốt với người khác, người khác sẽ đối xử tốt với chúng. Điều này sẽ giúp chúng học cách quan tâm người khác.
Điều thứ 5: Tình yêu
Phụ huynh có xu hướng nghĩ rằng trẻ em sẽ tự nhiên yêu thương và hào phóng với tình cảm của chúng. Điều này đúng, nhưng để tình yêu thương luôn bền vững, chúng cần phải được đáp lại. Thật là đáng buồn khi nhận ra rằng trong một ngày bận rộn thì cụm từ "Bố mẹ yêu con!" lại ít được nghe nhất.
Hãy để con bạn thấy bạn thể hiện tình yêu và tình cảm của bạn dành cho những người xung quanh. Thể hiện tình cảm yêu thương vợ/chồng. Nói với trẻ rằng bạn yêu thương và đánh giá cao ông, bà, dì, chú, bác hay anh, em họ của chúng thế nào.
Và tất nhiên, đừng để một ngày trôi qua mà không thể hiện tình cảm của bạn cho các con. Thể hiện tình yêu của bạn theo một cách đơn giản như: làm hộp cơm trưa cho trẻ và kèm theo lời nhắc nhở; một cái ôm không vì lý do gì; dán một trái tim nhỏ vào gương trong phòng tắm khi trẻ đánh răng. Không nên để một buổi sáng vội vã hay một buổi chiều bận rộn mà quên đi những cử chỉ yêu thương dành cho con bạn.
Tôi tin rằng, khi bạn nói: "Bố mẹ yêu con!" với con bạn thì bạn cũng sẽ nhận được câu nói "Con yêu bố mẹ!".
Càng nhiều nụ hôn và cái ôm giúp cho ngôi nhà nhỏ của bạn tràn ngập yêu thương và tình cảm. Và khi những đứa trẻ cảm thấy chúng có thể tự do thể hiện yêu thương thì vị trí của bố mẹ ngày càng có giá trị trong tim bọn trẻ.
Theo: parents.com
Bỏ rác đúng nơi qui định thể hiện lối sống…
Tranh cãi về phát âm tiếng Anh chuẩn - Giáo…
Smartphone khiến khả năng giao tiếp của con người ngày…
Sketchnote - Những hiệu quả bất ngờ từ phương pháp…
"Cuộc sống du học" qua lời kể của họa sỹ…
Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục: Những ưu điểm…
Học viện West Point - trường quân sự hàng đầu…
Đánh thức khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người
Bỏ qua việc đúng - sai, phải chăng đã đến…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX