1. Quái vật hồ Lochness
Những bàn tán về loài vật này bắt đầu xuất hiện từ năm 565, trong một cuốn sách viết về thánh Saint Columba. Cụ thể rằng, sách có kể câu chuyện về một người đàn ông bị “thuỷ quái” tấn công và lôi xuống hồ Lochness. Họ gọi đó là Nessie. Đến năm 1933 khi người ta có những chuyến lưu thông quanh hồ thì những câu chuyện về “thuỷ quái” lại tiếp tục rộ lên.
Các tình tiết về Nessie được đề cập nhiều hơn khi số lượng người nhìn thấy nó tăng lên từ vài người đến cả ngàn người, không quá nhiều so với dân số thế giới nhưng đủ làm chúng ta nghi ngờ. Mọi người nhận dạng Nessie trong hình ảnh với rất nhiều đặc điểm giống khủng long cổ dài, nhưng sự phân tích cho thấy nó không hề thuộc chi khủng long.
Và giới khoa học đã vào cuộc. Họ đã tổ chức các cuộc tìm kiếm với mục đích khẳng định nó, hoặc bác bỏ nó. Vào năm 2003, BBC đã thực hiện cuộc truy lùng lớn nhất lịch sử với 600 máy siêu âm, công nghệ từ vệ tinh dò la khắp hồ nhưng vẫn không tìm được bất kì thứ gì.
2. Người biển Ilkai
Ilkai - từ dùng để chỉ một loài sinh vật biển thân người, đuôi cá giống như nàng tiên cá trong các câu chuyện ở phương Tây do các bộ lạc ở Papua New Guinea đặt ra. Ban đầu người ta cho rằng loài vật này chỉ là những tin đồn thất thiệt nhưng về sau sự gia tăng bàn tán, thông tin về nó của người dân địa phương đã đề ra một câu hỏi, đó là, liệu IIkai có thực sự chỉ là lời đồn?
Năm 1983, Richard Greenwell và Roy Wagner, đã bắt đầu thám hiểm xung quanh khu vực “hay nhìn thấy Ilkai” với hy vọng có thể tìm ra manh mối hoặc chứng minh điều gì đó. Trong thời gian đầu của cuộc thám hiểm, họ cho rằng các sinh vật Ilkai là do người dân nhìn nhầm từ bò biển, hải cẩu,… mà ra chứ hoàn toàn không có thật. Cuộc truy tìm manh mối đáng lẽ đã kết thúc. Nhưng thật may mắn, hai nhà nghiên cứu của chúng ta đã “kịp” nhìn thấy Ilkai đang săn mồi quanh một vịnh. Hai người lập tức đưa ra kết luận rằng đây là một loài động vật chưa được biết đến.
Cuộc thám hiểm kết thúc đột ngột do thiếu kinh phí nên manh mối bị đứt quãng tại đó. Về sau những công trình nghiên cứu khác cũng đã diễn ra nhưng không ai trong số họ có “diễm phúc” như Greenwell và Wagner. Dữ liệu về Ilkai hầu như hoàn toàn mờ nhạt.
3. Megalania Prisca
Megalania Prisca (Varanus Priscus) là một loài thằn lằn khổng lồ thời tiền sử, to hơn rồng Komodo của Indonesia nhiều lần, chúng thường rong ruổi ở những vùng hẻo lánh ở Úc để săn mồi và như muốn chiếm lĩnh khu vực ấy khỏi những động vật bản địa. Theo các nhà khoa học, Megalania đã tuyệt chủng từ lâu, nhưng người dân vẫn bắt gặp nó, họ đã có những cuộc báo cáo thường xuyên về việc đụng độ chúng và nói rằng chúng to bằng một con cá sấu nước mặn.
Điển hình như vụ việc năm 1939, khi đoàn tàu đi qua New South Wales đã phải dừng lại giữa đường, “nhường” lối cho một đám đông tìm một con thằn lằn dài 8 mét. Hay vào năm 1979, Frank Gordon (một bác sĩ người Úc) khi đang du lịch đã thấy một con thằn lằn khổng lồ như muốn lao vào xe của mình. Rất may mắn rằng nó chỉ đi ngang qua chứ không hề có ý gây chiến.
4. Thằn lằn đầu rắn (Xà đầu long)
Nhà khảo cổ học Mary Anning lần đầu tiên phát hiện ra bộ xương hoàn chỉnh của thằn lằn đầu rắn ở Lyme Regis, Dorset vào năm 1823. Theo nghiên cứu đây là loài bò sát ăn thịt với chiếc cổ dài kinh dị. "Những con thuộc họ Elasmosaur có cổ dài nhất, gấp đôi chiều dài của mình và đuôi cộng lại”. Nên người ta đặt tên nó là Thằn lằn đầu rắn.
Tuy nhiên khi Anning tìm ra được bộ xương này, không ai công nhận đây là xương của một loài động vật. Chẳng hạn như nhà giải phẫu học và cổ sinh vật học Georges Cuvier dựa theo tỷ lệ của toàn thân so với phần cổ đã đưa ra kết luận rằng hóa thạch này chỉ là sự kết hợp từ xương nhiều loài bọ sát khác nhau. Sau đó Cuvier cùng nhiều nhà khảo cổ khác dày công “điều tra”, qua nhiều năm họ mới có thể đưa ra bằng chứng bác bỏ luận điểm cũ, chứng minh Thằn lằn đầu rắn thực sự tồn tại trong lịch sử.
5. Xác vô danh trên bờ biển Guinea
Câu chuyện động vật kì bí nơi đáy biển không còn gì xa lạ đối với con người nhưng sự việc một xác động vật kỳ lạ thối rữa bên bờ biển đã gây tò mò, kích thích đối với các nhà khoa học Guinea nói riêng, thế giới nói chung. Đây là một sinh vật “không tên” cực kỳ to lớn, có 4 chân với móng vuốt, chiếc đuôi rất dài và bộ lông dày bao phủ toàn thân.
Không chỉ ở Guinea mà ở một số vùng khác cũng xuất hiện xác chết tương tự đang trong giai đoạn phân hủy mạnh, da thịt tróc ra, miệng há hốc gây cảm giác rất đáng sợ. Sự biến dạng này đã gây rất nhiều khó khăn trong việc phỏng đoán “thân phận” của chúng và không ai biết những sinh vật này là ai, đến từ đâu, tại sao lại chết và từ vùng biển nào trôi dạt đến đây hay chúng vốn ở vùng biển rất gần nhưng lại rất sâu?
6. Epidexipteryx: khủng long chim
Mặc dù là khủng long nhưng sự xuất hiện của nó chính là điểm thú vị dành cho quá trình tiến hoá của loài chim. Epidexipteryx thuộc nhóm khủng long Scansoriopterygidae, chúng không có cánh bay và có 4 chiếc lông ở đuôi được sử dụng để thể hiện bản thân.
Các nghiên cứu cho thấy loài vật này sống ở Trung Quốc khoảng 152 đến 168 triệu năm về trước, đây cũng chính bằng chứng chứng minh rằng bộ cánh đã phát triển từ hàng trăm triệu năm trước mặc dù lúc đó chúng chưa hề bay được. Epidexipteryx là một trong những loài khủng long nhỏ nhất. Con trưởng thành chỉ có thể đạt tới chiều cao khoảng 25 centimet (không tính lông đuôi), chỉ bằng với kích thước của chim bồ câu hiện nay.
Creepypasta và những sự thật thú vị
5 phong tục tập quán của người Việt Nam không…
Sự khác biệt giữa phong cách Vintage và Retro
Vì sao nhiều người lại thích mèo?
5 biểu hiện cho thấy bạn đang sống ảo
10 điều bạn chưa biết về đất nước Colombia
5 so sánh kinh điển giữa mắt người và máy…
Những sự thật thú vị về Conan (Phần 2)
6 nhà hóa học nổi tiếng nhất Thế giới
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX