Tại cửa khẩu Tân Thanh, tình trạng ùn tắc đã diễn ra trong nhiều năm. Sau việc chặn một lối đi dành riêng cho xe tải và container, một lối khác cho các loại xe còn lại, một dãy dài xe container nằm chờ vài ngày trời.
Theo các tài xế ở đây, thà đợi ùn tắc ở Việt Nam còn hơn sang Trung Quốc mà không bán được hàng. Vì giá lưu bãi của Trung Quốc đắt gấp 3 lần Việt Nam.
Theo ông Hoàng Văn Đoàn - đội phó đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh - sự ùn tắc này là do việc bốc dỡ hàng bên Trung Quốc khá chậm, chỉ hơn 100 xe một ngày, trong khi hàng đến thì từ 300 - 400 xe. Hơn nữa, cửa khẩu Tân Thanh là nơi Trung Quốc đặt kiểm dịch, các cửa khẩu Hữu Nghị hay Chi Ma thì không có kiểm dịch, hàng không được nhận.
Một nguyên nhân khác, theo ông Phùng Quang Hội - Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh - là sự thiếu hợp đồng ký kết từ trước. Vì nếu có sẵn hợp đồng, xe sẽ được bốc dỡ ngay.
Đợi rất lâu nhưng nguy cơ lỗ rất cao. Vì giá các mặt hàng trái cây như dưa hấu, thanh long, dưa dài,… có giá lên xuống theo ngày. Nếu may mắn giá sẽ lên, nếu không thì chắc chắn sẽ lỗ.
Nhiều lúc thấy xe lên nhiều quá, các tiểu thương ép giá, từ 6.000 đồng/kg xuống chỉ còn 4.000 đồng/kg, và giá không lên lại. Anh Thành, tiểu thương bán dưa hấu sẽ chở dưa về các chợ tỉnh Hưng Yên và Hải Dương để bán. Theo anh Thành, có tài xế vẫn đang bám trụ hơn một tuần ở Pòi Chài mà vẫn chưa được dỡ hàng. Ở đấy vẫn còn hơn 100 xe dưa hấu đang đợi.
Chưa kể đến thời tiết giá buốt đầu năm. Các tiểu thương vật vã, ngóng chờ giá lên để qua đổ hàng rồi kịp về ăn Tết.
Nỗi khổ của các tài xế
Vẫn cảnh kẹt xe như năm trước, ngày 28.04.2017, một đoàn xe nối dài 4km. Các tài xế lại kẹt trong cảnh kẹt xe dài dài.
Gần cuối đoàn xe, anh Nguyễn Ngọc Thuận (sinh năm 1979, Bình Định) lái chiếc container BKS 86C - 077.xx chở thanh long từ quê, nói rằng: “Đối với chúng tôi, cảnh này quen rồi. Nhưng thà được lái, đi xa cũng được, đường xấu cũng được, còn hơn ngồi không như này, rất mệt mỏi.”
Anh Thuận cho biết, mỗi tháng anh chỉ chạy được khoảng 3 chuyến, với thù lao mỗi chuyến là 4,5 triệu. Mỗi tháng được về nhà 1 buổi.
Các tài xế giàu kinh nghiệm có lúc phải đợi đến cả tuần. Trong xe luôn phải có người trực nổ máy để bảo quản hàng hoá. Các tài xế phải thay phiên nhau bắt xe ôm đi ăn uống và tắm nhờ ở gần đây.
Vì thời tiết khắc nghiệt vùng biên giới, nhiều tài xế bị bệnh, nhưng vẫn phải chấp nhận. Các xe chở hàng tươi sống (hàng nóng) thường được ưu tiên trước theo tỉ lệ 4 nóng 1 lạnh.
Các tài xế thường ngồi lướt web, tâm sự. Các cánh hàng rong kiếm lời bằng việc bán các đồ sinh hoạt, cũng như bán cơm, với giá 50.000/1 hộp (gấp đôi, gấp 3 giá bình dân). Các tài xế thường bắt xe ôm đến nơi bán để đỡ tốn, nếu có người quen biết trực xe. Dù rất mệt mỏi, các tài xế vẫn phải ở trong xe để canh giữ hàng hoá. Nhiều tài xế đã quen nhau ở đây và cũng tổ chức ăn uống với nhau.
Nếu chưa có giấy thông hành thì các tài xế qua cửa khẩu thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn phải quay về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh Lạng Sơn), chỉ có 1 trong thành phố, để làm thủ tục, trước khi quay lại và tiếp tục chờ đợi.
Vụ Hiệu phó bị tố dùng clip sex tống tình…
Hà Nội: 2 cặp đôi ngủ chung giường, án mạng…
Chiêu trò lừa đảo lại xuất hiện trên Facebook
Petrolimex treo băng rôn ủng hộ hàng Việt Nam và…
Hải Phòng: Con nghiện dùng dao uy hiếp mẹ đẻ…
Rớt công chức vẫn lên chức phó phòng
Tổng hợp 24h: Bị từ chối Visa đi Mỹ, cậu…
Tin tức Việt Nam ngày 4/10/2018: Người đàn ông bị…
Tổng hợp 24h: Hà Nội xây nhà hát Hoa Sen…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX