Ngày 26/9, chính quyền địa phương đã yêu cầu cư dân của các làng mạc dưới chân núi của ngọn núi lửa Agung phải di tản. Đến nay, đã có 48.000 người dân sống gần núi lửa Mount Agung được sơ tán.
Giới chức địa phương cũng đã thiết lập một khu vực cấm có phạm vi 12 km xung quanh miệng núi lửa và cho biết có thể phải cho di tản 75.000 cư dân nếu như tro khói trên miệng núi lửa tiếp tục phình ra thêm một cách nguy hiểm. Hiện, trên toàn đảo Bali mở ra 370 trung tâm tiếp cư để nhận những người di tản đến.
Theo Cơ quan Giảm nhẹ Thảm họa quốc gia Indonesia (BNPB), núi lửa Mount Agung đã đến giai đoạn nguy hiểm khi mỗi ngày có tới 500 cơn địa chấn xảy ra xung quanh núi lửa.
Ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên BNPB cho hay nhiều người dân ở xa hơn cũng bắt đầu sơ tán. “Không ai có thể dự đoán chính xác khi nào ngọn núi sẽ phun trào. Nhưng bây giờ, chúng tôi có thể nói tất cả công cụ đo đạc đều cho thấy áp suất đang tăng trên bề mặt núi lửa”, ông Nugroho khẳng định.
Các nhà nghiên cứu cho biết khả năng của một vụ phun trào khổng lồ là rất lớn. Bắt đầu từ hôm 22/9, BNPB đã nâng mức báo động núi lửa cho ngọn núi cao nhất đảo Bali này lên cấp độ 4 – cấp độ báo động cao nhất, trong đó cảnh báo sự phun trào nham thạch sắp xảy ra.
Lần cuối cùng mà ngọn núi lửa này hoạt động là năm 1963, giết chết 1.100 người.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX