Sáng sớm 14/5, Triều Tiên tiếp tục bắn thử tên lửa ở thành phố Kusong, Tây Bắc Triều Tiên khiến dư luận khu vực Đông Bắc Á và nhiều nước trên thế giới không khỏi quan ngại. Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên diễn ra chỉ vài ngày sau khi tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vừa nhậm chức.
Hành động của Triều Tiên ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của dư luận trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ về vấn đề này.
Ngay trong sáng 14/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã điện đàm với tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Phát biểu sau cuộc điện đàm, ông Abe khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc để phân tích tình hình và giải quyết tình hình Triều Tiên. Không chỉ với Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc và Nga cũng như cộng đồng quốc tế, nhằm buộc Triều Tiên phải tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, đây là tên lửa loại mới, đã bay được khoảng 800km trong vòng 30 phút trước khi rơi xuống biển Nhật Bản, bên ngoài Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Chính quyền Mỹ khẳng định, tên lửa được phóng gần Kusong (Tây Triều Tiên) và rơi xuống biển Nhật bản, cách Vladivostok khoảng 60 dặm.
Ngay sau vụ phóng tên lửa, KCNA tái khẳng định lập trường tăng cường sức mạnh tự vệ của nước này, trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh “đang gia tăng sức ép và đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên ra khỏi tầm kiểm soát”. Trong bản tin 15/5 của Đài truyền hình nhà nước Triều Tiên (KCNA), Triều Tiên tuyên bố: Vụ thử tên lửa Hwasong-12 ngày 14/5, do đích thân lãnh đạo Kim Jong Un giám sát, là minh chứng cho thấy tên lửa có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân lớn.
KCNA cũng cho biết tên lửa đã đạt tới tầm cao 2.111 km và bay được 787 km, cao hơn và gần tới Nga hơn những cuộc thử nghiệm trước của nước này.
Về phía Hàn Quốc, ngay sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Tổng thống Moon Jae-in đều lên án vụ phóng, coi đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh khu vực và vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Hàn Quốc cũng đã cảnh báo Triều Tiên ngừng khiêu khích trước thiện chí của Chính phủ nước này cùng cộng đồng quốc tế để nối lại đối thoại. Hàn Quốc cho biết sẽ kiên quyết đáp trả các vụ khiêu khích của Triều Tiên, tuy nhiên vẫn để ngỏ giải pháp ổn định tình hình thông qua biện pháp hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, nếu Triều Tiên thể hiện một sự thay đổi trong thái độ.
Theo giới phân tích Hàn Quốc, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là một động thái để thử chính sách của tân Tổng thống Moon Jae-in, người được cho là sẽ khôi phục lại “Chính sách Ánh dương” của cựu Tổng thống Kim Dae-jung - nhằm tái khởi động đối thoại và viện trợ kinh tế thay vì gây sức ép và áp đặt cấm vận để thuyết phục Triều Tiên thay đổi.
Cùng ngày, người đứng đầu Văn phòng An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin đã có cuộc điện đàm kéo dài 25 phút với người đồng cấp Mỹ H.R McMaster về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, nhất trí duy trì trạng thái sẵn sàng của quân đội dựa trên liên minh Mỹ - Hàn nhằm đối phó với Triều Tiên. Đồng thời, hai bên cam kết tăng cường nỗ lực nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán của Hàn Quốc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên cũng đã điện đàm với những người đồng cấp Nhật Bản và Mỹ, chia sẻ các đánh giá về vụ phóng tên lửa cũng như cách thức đáp trả. 3 nước Hàn - Mỹ - Nhật đã nhất trí tham vấn chặt chẽ các biện pháp đáp trả cứng rắn trong tương lai, trong đó có các biện pháp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Về phía Mỹ, phản ứng sau vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng.
Cũng trong ngày 14/5, Trung Quốc đã kêu gọi các bên kiềm chế nhằm tránh leo thang căng thẳng trong khu vực, khi bối cảnh tình hình trên bán đảo Triều Tiên hiện nay đang rất phức tạp và nhạy cảm. Trung Quốc khẳng định các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực.
Về phía Nga, người phát ngôn điện Kremlin cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm đến Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã bày tỏ quan ngại về tình hình bán đảo sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX