Trước khi trở thành hình ảnh những thần lùn giữ của bằng gốm, những bức tượng người đàn ông này được gọi là người giám hộ của sinh thái, hệ động vật và thực vật. Họ là những ông già tóc bạc thường mặc chiếc áo choàng mỏng, sống cuộc đời ẩn dật và thậm chí từ bỏ những nhu cầu cá nhân cơ bản của con người. Có thể nói, họ được gọi là những thầy tu khổ hạnh.
Dưới thời trị vì của các vua George nước Anh (1714 – 1830), những thầy tu này thường thể hiện hai yếu tố là sự cô đơn và phô trương tài sản. Cụ thể hơn là các ông chủ giàu có mong muốn mở rộng đất của mình và thường trang trí khu vườn bằng tài sản của họ, vì thế họ sẽ sử dụng các bức tượng để làm vật trang trí, phản ánh rằng về mặt kinh tế thì họ giàu sang, nhưng về mặt xã hội là họ đang cô đơn, phiền muộn. Khi vườn nhà sở hữu càng nhiều thần giữ của có dáng vẻ kì dị, thì người ta càng tin đó là ngôi nhà ở tốt và nhiều may mắn.
Vào thế kỷ 18, ở châu Âu còn xuất hiện những người muốn sống cô đơn như thầy tu khổ hạnh, và họ được trả tiền để ra đi trong cả chục năm đó. Dĩ nhiên là những người đàn ông này không thể chịu nổi cuộc sống đó trong vài năm hoặc thậm chí là vài tháng. Họ phải rất khổ cực và cũng phải tuân thủ hợp đồng là họ phải sống trong một ngôi nhà, tách biệt theo thời gian đã định, nếu họ rời đi trước thì họ sẽ không được thanh toán tiền.
Đối với những người sẵn sàng ở lại, cuộc sống của họ khá êm đềm. Hầu hết những thầy tu sống trong những lều nhỏ hoặc hang động, bản thân họ cũng cho rằng mình là biểu tượng của sự im lặng, sự cô đơn và cũng đã cận kề cái chết.
Những người trong vai trò thầy tu này không được tiếp xúc và tương tác với mọi người trong suốt hầu hết thời gian. Họ chỉ được làm các công việc nông nghiệp hoặc dọn dẹp vườn nơi họ ở. Các thầy tu sau này thường xuyên đòi hỏi tiền bạc cao hơn. Dĩ nhiên, những nhà quý tộc thời đại này vẫn chấp nhận vì mọi người sẽ đánh giá cao tầm quan trọng của chủ nhà qua việc trong vườn có một thầy tu khổ hạnh, đây mới chính là yếu tố để người khác khen ngợi và tôn trọng. Đối với những gia đình không thể đủ khả năng để thuê một thầy tu, họ thường tự làm một căn lều hiu quạnh trong vườn, để ngụ ý rằng có một thầy tu đến sớm và đã rời đi.
Về sau, đã có sự thay đổi về mặt văn hóa, những người thuộc tầng lớp lãnh đạo cho rằng việc sử dụng con người giống như là vật trang trí trong nhà là điều không thể chấp nhận. Chính vì thế, người dân đã dần thay thế thầy tu này thành những bức tượng gốm thần lùn giữ của trang trọng mà chúng ta biết đến ngày nay.
“Ban Mê tôi đó” – Những hình ảnh đẹp về…
Nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người…
Đôi nét về chế độ mẫu hệ ở vùng đất…
Sự ra đời bảy nốt nhạc cơ bản - Cuộc…
Erutan và những khúc ca cổ tích
Âm nhạc của Hồ Tiến Đạt: Một nốt bâng khuâng
Độc đáo dân ca các dân tộc miền núi phía…
Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ trong các nghi lễ…
"A Man and A Woman" - Chuyện người đàn ông…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX