Đó là một thông tin đáng mừng!
Điều này cho thấy mức độ quan tâm, ý thức trách nhiệm công dân ngày một tăng lên. Một trong những yếu tố dẫn đến sự quan tâm đó theo tôi là internet.
Kết quả là dự Luật đặc khu hành chính – kinh tế tạm thời đã được hoãn thông qua, để thảo luận và lấy ý kiến thêm. Tạm hoãn, không có nghĩa là không thực hiện, sẽ thực hiện nhưng chúng ta sẽ không biết vào lúc nào. Nhưng theo tôi, dù có thực hiện hay không thì vấn đề chính tôi đang muốn nhắc đến là Luật An ninh mạng được thông qua.
Vì sao ư? Và dưới đây là câu trả lời:
Theo dự Luật an ninh mạng được thảo luận và dự kiến biểu quyết ý kiến Quốc Hội thông qua vào ngày 12/6 tới, Điều 26 Khoản 2 điểm d quy định:
“Cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam phải: Lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam”.
Như vậy tất cả các thông tin cá nhân của chúng ta sẽ bị các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch mạng trong và ngoài nước có trụ sở tại Việt Nam lưu lại. Các tổ chức ngoài nước có thể là Facebook, Google, Youtube... còn trong nước có thể nhắc đến mạng Zalo, Internet banking; ví tiền điện tử như Momo, Bankplus…
Và thuật ngữ “dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”, làm chúng ta cảm thấy thật khó hiểu khi đặc ra câu hỏi, liệu như thế nào là dữ liệu quan trọng của quốc gia? Trong khi đó, khi đăng nhập vào các dịch vụ truyền thông, web,... buộc người dùng phải đăng nhập tài khoản chứa thông tin cá nhân như: tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại, mail,...
Một ý định về kiểm soát người dùng và những thông tin đăng tải trên mạng càng được thể hiện rõ khi dự luật này có những quy định buộc nhà cung cấp dịch vụ mạng phải hợp tác toàn diện với các cơ quan Công an hoặc cơ quan của Bộ Thông tin – Truyền thông.
Điều 26 Khoản 2 điểm b: Xoá thông tin đăng tải trên mạng theo yêu cầu của cơ quan chấp pháp và lưu thông tin đó để cung cấp cho cơ quan chấp pháp.
Điều 26 Khoản 2 điểm a: Xác thực thông tin người dùng và cung cấp nó cho cơ quan chấp pháp khi có yêu cầu.
Điều 26 khoản 2 điểm d: Tất cả các yêu cầu khác của cơ quan chấp pháp.
Cách đây không lâu Jim Cook, CEO của Apple đã từ chối Cục Điều tra Liên quan Mỹ (FBI) khi họ yêu cầu Apple phải cung cấp đoạn mật mã để mở chiếc điện thoại iPhone 5C của nghi can xả súng. Đó gọi là quyền được bảo mật thông tin cá nhân.
Thiết nghĩ, khi những hoạt động đăng ảnh, chat với người yêu, bạn bè, xem phim, những thông tin nhạy cảm,... sẽ không còn được là quyền riêng tư của mỗi cá nhân nữa. Và trong chúng ta chắc chắn sẽ không ai muốn điều này!
Bài viết mang suy nghĩ cá nhân.
"Bạn đang đọc báo người Việt tại Mỹ - Vinacircle. Mọi đóng góp về nội dung xin gửi về địa chỉ email: content@vinacircle.com. Xin cảm ơn!"
Vụ Hiệu phó bị tố dùng clip sex tống tình…
Hà Nội: 2 cặp đôi ngủ chung giường, án mạng…
Chiêu trò lừa đảo lại xuất hiện trên Facebook
Petrolimex treo băng rôn ủng hộ hàng Việt Nam và…
Hải Phòng: Con nghiện dùng dao uy hiếp mẹ đẻ…
Rớt công chức vẫn lên chức phó phòng
Tổng hợp 24h: Bị từ chối Visa đi Mỹ, cậu…
Tin tức Việt Nam ngày 4/10/2018: Người đàn ông bị…
Tổng hợp 24h: Hà Nội xây nhà hát Hoa Sen…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX