Sự việc gây xôn xao phẫn nộ vì cách nhân viên an ninh của hãng máy bay United Airlines đã cư xử quá thô bạo với hành khách của mình trong khi ông Đào không hề phạm tội hay có bất cứ những hành động gì gây nguy hiểm tới an ninh của chuyến bay ngày hôm đó.
Tóm tắt sự việc:
Chủ nhật ngày 9/4: Chuyến bay 3411 của hãng United Airlines thông báo họ cần hành khách tự nguyện nhường chỗ cho bốn nhân viên của hãng cần phải đi công tác tại Kentucky vào ngày hôm sau. Mỗi hành khách sẽ được đền bù $800. Đã có ba người đã tự nguyện rời máy bay.
Khi không thể tìm được người thứ tư tự nguyện nhường chỗ, họ đã chọn ngẫu nhiên bác sĩ Đào trên chuyến bay và đề nghị ông “bắt buộc phải tự nguyện” rời chuyến. Theo thông tin từ nhân chứng trên máy bay, bác sĩ Đào và vợ ban đầu đã đồng ý rời chuyến, nhưng khi biết tin chuyến tiếp theo để bay về Kentucky sẽ quá muộn, mà ông thì đã có hẹn với bệnh nhân vào ngày hôm sau nên đã thay đổi ý định và nói không thể “tự nguyện” nhường chỗ.
Nhân viên sau đó đã tìm cách cưỡng chế bác sĩ Đào bắt buộc ông phải rời máy bay. Khi ông không chịu đứng lên, họ đã dùng vũ lực để kéo lê ông ra ngoài.
Sau khi họ kéo ông ra ngoài, nhân chứng trên máy bay có nhìn thấy bác sĩ Đào lại chạy ngược trở lại máy bay với một khuôn miệng đầy máu, miệng liên tục nói: “They killed me, they killed me” (Bọn nó đã giết tôi) và nói rất muốn trở về nhà.
Khi video do hành khách trên chuyến bay quay lại cảnh tượng đó được chia sẻ trên mạng xã hội, một làn sóng phẫn nộ dữ dội đã nổ ra trong cộng đồng. Hầu hết mọi người đều phản đối cách một hãng máy bay đã cư xử quá thô bạo tới hành khách của mình, và đặc biệt đó không phải là kẻ phạm tội nguy hiểm hay khủng bố. Cho dù lúc đầu nguyên nhân được đưa ra cho rằng, theo chính sách “overbooked” của các hãng hàng không (những chính sách rất dài và nhỏ li ti mà hầu hết các hành khách đều đã không để ý và mắc bẫy nếu như có kiện cáo xảy ra) thì việc bắt buộc bác sĩ Đào rời khỏi máy bay là hợp lý. Tuy nhiên, nguyên nhân sau đó như các nhân chứng kể lại và đã nhắc tới ở trên, hãng máy bay đã ưu tiên giành chỗ cho nhân viên và ép buộc “hành khách phải tình nguyện” rời bỏ chuyến bay một cách hết sức thô bạo.
Câu chuyện tiếp tục nóng lên và gây nhiều tranh cãi khi người bị cư xử thô bạo như vậy lại là một người gốc Á, mọi người muốn biết nguyên nhân đó có phải là lý do ông đã bị lựa chọn để “bắt buộc tình nguyện” hay không?
Tiếp theo, việc trả lời và xin lỗi sự việc của CEO hãng UA: Ông Oscar Munoz với một giọng điệu “xin thứ lỗi” hết sức chung chung và còn có ý đồ đổ lỗi cho rằng hành khách đã hung hăng và cư xử không đúng mực, đã khiến cho sự việc trở nên trầm trọng hơn, bởi vì không ai đã cảm nhận được sự “lỗi lầm” của hãng qua lời xin lỗi này. Ngoài ra, hãng vẫn có những tuyên bố rất “cứng”, rằng họ sẽ vẫn hành xử như vậy nếu như gặp những trường hợp mà hãng cho rằng “cần phải làm thế”.
Những cách hành xử không khéo léo và tỏ ý khinh thường khách hàng của mình như vậy đã khiến hình ảnh của UA sụt giảm phi mã. Chỉ trong vòng 3 ngày, hãng đã bị tổn thất nghiêm trọng về tài chính ước tính hơn 1 tỉ đô la tính đến thời điểm ngày 11/4. Có thể coi đây là một sự tổn thất có tính chất lịch sử với một hãng máy bay vì một hành động sai lầm với hành khách.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng lại tiếp tục sôi sục khi ngay lập tức, những thông tin quá khứ và cá nhân về đời tư của bác sĩ Đào bị đào bới một cách thô bạo, trong đó có cả việc ông đã từng bị bắt vì việc đổi thuốc lấy tình đồng tính với bệnh nhân, và rằng ông đã từng phải dùng thuốc kiểm soát hành vi. Điều đặc biệt, đây hoàn toàn là những thông tin chưa hề được kiểm chứng, và truyền thông mập mờ giữa hai cái tên David Thanh Duc Dao và David Anh Duy Dao. Cả hai đều là bác sĩ gốc Việt với tên tiếng Anh là David Dao. Ngay thông tin rằng “quá khứ rắc rối” đó thuộc về bác sĩ David Dao nào cũng chưa hề được khẳng định một cách rõ ràng.
Có thể nói đây là một bước “kéo lê” thô bạo tiếp theo của hãng hàng không khi sử dụng truyền thông để lừa bịp và hướng người đọc theo hướng có lợi cho họ.
Trong khi bản chất rõ ràng của sự việc, đó là việc một hành khách đã bị cư xử thô bạo và ép buộc rời khỏi chuyến bay một cách vô lý, thì truyền thông lại nhằm tập trung vào một quá khứ bới móc không được kiểm chứng của bác sĩ Đào, nhằm tạo ra một sự liên quan giữa việc “một người đàn ông tồi” và việc “ông ta bị bắt rời khỏi máy bay như vậy là đúng”.
Có thể nói rằng, hai sự việc hoàn toàn không hề liên quan đến nhau. Bác sĩ Đào cũng chưa từng có bất kỳ một hành động nào gây hại đến chuyến bay vì “quá khứ tội lỗi chưa được kiểm chứng” của ông, cũng như cho dù ông đã có một quá khứ thế nào, thì việc nhân viên của hãng máy bay đã cư xử quá thô bạo với một hành khách đã 70 tuổi như vậy là điều không thể chấp nhận được.
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin sự việc!
Xem thêm tin tức liên quan:
Hành khách bị kéo lê khỏi máy bay United Airlines vì hết chỗ là người Việt gốc Mỹ
Vụ "United Airlines": Khi cộng đồng giận dữ lên tiếng
Vụ bác sĩ gốc Việt bị kéo lê, bác sĩ Đào bị gẫy mũi, gãy răng và nhiều chấn thương khác
Tổng hợp các hình ảnh về bão Harvey trong vài…
Tin nóng: Bão Harvey quay lại, Houston thất thủ trước…
Tin cộng đồng: Một người đàn ông gốc Việt ở…
Vụ "United Airlines": Khi cộng đồng giận dữ lên tiếng
Tưng bừng lễ hội văn hoá châu Á Plano AsiaFest…
Tuần hành phản đối súng đạn của học sinh sau…
Bác sĩ gốc Việt bị bắn chết tại nhà ở…
Cảnh sát Mỹ ra khuyến cáo đặc biệt về "chú…
New York: Biểu tình đòi đóng cửa tiệm nail sau…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX