Sự ra đời bảy nốt nhạc cơ bản - Cuộc cách mạng âm nhạc phương Tây
Sơn Mỹ 04/27/2017 06:30 PM
Dù học nhạc hay không? Chắc hẳn, bạn đã từng nghêu ngao "Do - Re - Mi - Fa - Son - La - Si". Chúng là 7 nốt cơ bản trong âm nhạc phương Tây. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tại sao âm nhạc phong phú đến thế mà khởi tạo chỉ từ 7 âm cơ bản? Tại sao “Do - Re - Mi” lại gọi là  "Do - Re - Mi"? Nó có ý nghĩa như thế nào và bắt đầu từ đâu?

Âm nhạc luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. John Milton Cage Jr - nhà soạn nhạc nước Mỹ có nhiều ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 từng nói rằng "Không có tiếng ồn, chỉ có âm thanh", có nghĩa là đối với ông, bất kỳ âm thanh nào cũng là âm nhạc. Từ những bản nhạc chỉnh chu do con người tạo nên tới những âm thanh tự nhiên, từ những bài ca êm dịu hay chỉ là tiếng còi xe inh ỏi. Âm nhạc luôn hiện hữu ở xung quanh chúng ta.

Dù học nhạc hay không? Ắt hẳn, bạn đã từng nghêu ngao "Do - Re - Mi - Fa - Son - La - Si". Chúng là 7 nốt cơ bản trong âm nhạc phương Tây. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tại sao âm nhạc phong phú đến thế mà khởi tạo chỉ từ 7 âm cơ bản? Tại sao “Do - Re - Mi” lại gọi là  "Do - Re - Mi"? Nó có ý nghĩa như thế nào và bắt đầu từ đâu?

Khó có ai biết chắc 7 nốt nhạc đã hình thành từ lúc nào? Từ thời Byzantine, đã có 7 nốt nhạc với tên gọi là nē, pá, vú, gh á, dh ē, ké, zō. Nhưng tên gọi của 7 nốt nhạc "Do - Re - Mi - Fa - Son - La - Si" sử dụng thông dụng ngày nay được ghi nhận ra đời vào Thời kỳ Trung cổ khoảng thế kỷ XI do Guido d’Arezzo sáng tạo với mục đích ban đầu là để dạy trẻ em học hát.

Thiên tài Guido d’Arezzo.
Ảnh: Choirly.com

Guido d’Arezzo được biết đến như một thiên tài âm nhạc. Ông là tu sĩ ở  viện Benedictine tại Pomposa gần thành phố Ferrara (Italy). Guido như trưởng ban nhạc ở khắp mọi nơi, ông đào tạo những người không biết gì về âm nhạc thành những ca sĩ để họ có thể hướng dẫn trong những buổi thờ phượng. Ông và một người bạn, linh mục Michael, biên soạn một quyển thánh ca để dùng trong việc thờ phượng tại tu viện bằng cách dùng cách ghi chú âm nhạc theo kiểu mới.

Ông đã sử dụng bản thánh vịnh "Hymns of St.John the Baptist" ca tụng thánh Jean Baptiste của đạo thiên chúa để áp dụng vào hệ thống tên những nốt nhạc nhưng đặt theo một điệu hòa âm mới. Nốt đầu tiên là nốt thấp nhất trong thang âm và những câu kế tiếp bắt đầu bằng một nốt cao hơn câu trước đó. Rồi Guido dùng chữ đầu của mỗi câu để đặt tên cho nốt nhạc của thang âm.

Câu đầu của bài thánh ca là "Ut queant laxis". Do đó Guido đặt tên cho nốt đầu tiên là “Ut”. Câu thứ hai bắt đầu bằng mấy chữ "resonare fibris", Guido đặt tên cho nốt thứ hai là “Re”. Bài thánh ca có 6 câu, và vì vậy ông đặt những nốt nhạc để hát như sau: "Ut, re, mi, fa, sol, la".

Ảnh: Choirly.com

Vào thế kỷ XVII, Giovanni Battista Doni được biết đến với việc thay đổi tên của nốt "Ut", đổi tên nó là "Do". Ông thuyết phục những người đương thời bằng cách lập luận rằng: "Do" dễ phát âm hơn "Ut" và "Do" là chữ viết tắt của "Dominus", từ Latinh dành cho Chúa, là gốc rễ của thế giới. Với lập luận đó, ông đã thuyết phục được nhiều ​​học giả, đưa nốt “Do” trở nên thông dụng. Đồng thời, Giovanni Battista Doni đã ghi dấu tên mình vào âm nhạc vĩnh viễn bởi vì "Do" cũng là tên viết tắt của gia tộc Doni.

Nhà soạn nhạc Giovanni Battista Doni.
Ảnh: Choirly.com

Nốt thứ bảy, nốt "Si" (chữ viết tắt của "Sancta Iohannes") được thêm vào một thời gian ngắn sau đó. Ở các quốc gia nói tiếng Anh, "Si" đã được đổi thành "Ti".

Khi còn ở chủng viện tại Pomposa, Guido cũng đã nghĩ ra một hệ thống các dòng ghi nốt nhạc bằng cách để các nốt nằm trên đó. Trước khi có sáng kiến của Guido, các nhạc sĩ viết các nốt nhạc giữa các dòng văn bản căn cứ trên vị trí của nó và theo giai điệu lên xuống của giai điệu âm tiết. Nhưng làm sao biết được lên bao nhiêu và xuống bao nhiêu? Thật khó có thể nói. Cho nên theo sáng kiến của Guido, các nốt nhạc được viết trên các dòng nhạc hay trong khoảng giữa của các dòng.

Câu chuyện về sự ra đời của 7 nốt nhạc.
Ảnh: Choirly.com

Những sáng kiến của Guido là tiền thân của các ký hiệu trong âm nhạc mà cho đến nay vẫn được sử dụng. Lần đầu tiên âm nhạc để lại được dấu ấn. Nhờ nó, chúng ta biết được những bài hát mà những người ở thời đại, nền văn hóa và quốc gia khác nhau đã hát có giai điệu như thế nào? 

Vì họ để lại những bản ghi âm, để lại dấu ấn giai điệu của họ cho các thế hệ sau.

 

Author: Sơn Mỹ

News day