100 năm trước, Nhật Bản chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các công ty mới chủ yếu trong ngành sản xuất được các doanh nhân thành lập nhằm tận dụng lợi thế xuất khẩu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ngày 7/3/1918 Panasonic ra đời là nhà cung cấp đui bóng đèn và trở thành đế chế thiết bị gia đình được cả thế giới biết đến. Người lập ra Panasonic là ông Konosuke cùng với vợ và em rể tại một căn nhà cho thuê ở Osaka.
Bước sang thế kỷ thứ 2, Panasonic vẫn chưa tăng trưởng mạnh, công ty vẫn chưa vượt qua được kỷ lục tài chính năm 1984 là 575 tỷ yên doanh thu các trình phát video VHS.
Đến năm 2012, thời điểm Kazuhiro Tsuga trở thành chủ tịch thứ 8 của Panasonic, công ty này rơi vào tình cảnh thua lỗ nặng nề với 772,2 tỷ yên lỗ ròng trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3. Khi đó ông Tsuga tung ra chính sách tái cơ cấu, ngăn chặn sự đổ máu với các biện pháp cắt giảm khoản kinh doanh TV plasma. Tuy nhiên lợi nhuận hoạt động dự kiến cho năm tài chính kết thúc 3/2018 Panasonic vẫn chỉ ở 350 tỷ yên.
Ông Kunio Nakamura - vị chủ tịch thứ 6 và hiện là cố vấn điều hành của Panasonic đã nhìn thấy điều đó từ năm 1995 khi ông còn làm cho chi nhánh tập đoàn này tại Mỹ. ông Nakamura đã thực sự kinh ngạc bởi một cuộc cách mạng số hóa sẽ sớm thay thế những chiếc TV analog vốn là sản phẩm chủ lực của Panasonic, khi Microsoft phát hành hệ điều hành Windows 95.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, trụ sở của Panasonic ở phía Tây Osaka lại tỏ ra rất thản nhiên. Cả quản lý và nhân viên Panasonic vẫn chỉ tập trung vào các đối thủ trong nước và tiếp tục tập trung vào mô hình ban đầu của công ty - bán thiết bị nhà ở cho người tiêu dùng, bỏ qua làn sóng kỹ thuật số.
"Thành thực mà nói. Công ty của chúng tôi lúc đó không có đủ tiềm lực để cạnh tranh với các công ty công nghệ thông tin của Mỹ", ông Nakamura chia sẻ.
Mặc dù ông Nakamura đã thực hiện một cuộc cải cách to lớn. Nhưng khả năng phản ứng chậm của Panasonic với môi trường kinh tế thay đổi, cùng với đồng yên tăng giá và sức cạnh tranh gia tăng đến từ các đối thủ Trung Quốc và Hàn Quốc đã khiến cho cuộc chiến của Panasonic càng trở nên khó khăn.
Tsuga – chủ tịch hiện tại của Panasonic đang cố gắng thay đổi chiến lược, biểu hiện rõ nhất là tại triển lãm hàng điện tử được tổ chức hồi tháng 1, không có một chiếc TV hay thiết bị nghe nhìn nào trong gian hàng của Panasonic.
Trong khi Panasonic vẫn là một thương hiệu thiết bị gia đình nổi tiếng trên toàn thế giới, tỷ lệ mảng kinh doanh "sân sau" trong tổng doanh thu đã tăng lên. Có thể người tiêu dùng vẫn nghĩ Panasonic là một nhà sản xuất TV và tủ lạnh.
Dự kiến, doanh thu phân khúc thiết bị công nghiệp và tự động hóa sẽ đạt 2,74 nghìn tỷ yên trong năm nay, tương đương với 34% tổng doanh thu và vượt mức 2,57 nghìn tỷ yên doanh thu dự kiến cho các thiết bị gia dụng.
Panasonic cũng đang thử nghiệm công nghệ thanh toán tự động cho các nhà bán lẻ với sự hợp tác của Trial - một chuỗi cửa hàng giảm giá có trụ sở tại thành phố Fukuoka phía Tây Nam Nhật Bản. Đây là một nỗ lực đầy tham vọng để tạo ra một phiên bản Nhật dựa trên ý tưởng cửa hàng tiện lợi tự động của Amazon.com.
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX