Theo đó, phát biểu trong buổi họp báo tại Copenhagen (Đan Mạch), cựu lãnh đạo ly khai 55 tuổi vùng Catalonia cho biết “Tôi trở lại không chỉ là tin tốt đối với những người ủng hộ tại Catalonia mà còn tốt đối với cả người dân và nền dân chủ Tây Ban Nha”. Tuy nhiên, cựu lãnh đạo không tiết lộ chính xác về kế hoạch trở lại Tây Ban Nha.
Phản ứng trước động thái này, ngay buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha - Juan Ignacio Zoido tuyên bố, các lực lượng an ninh Tây Ban Nha đang được triển khai ở mọi nơi để ngăn chặn ông Carles Puigdemont bí mật về nước, bất chấp việc có thể bị bắt giữ ngay khi bị phát hiện. Chính phủ Tây Ban Nha đã ra lệnh thắt chặt an ninh biên giới nhằm phòng ngừa trường hợp ông này lén trở lại đất nước để nắm quyền lãnh đạo Quốc hội Catalonia.
Ông Carles Puigdemont hiện vẫn đang bị chính quyền Tây Ban Nha truy tố vì các tội danh nổi loạn, kích động ly khai và tham ô công quỹ sau khi ông bỏ trốn sang Bỉ vào cuối tháng 10/2017. Nếu bị phát hiện trở về Tây Ban Nha thì ông Puigdemont sẽ ngay lập tức bị bắt giữ vì lệnh truy tố vẫn còn hiệu lực.
Sóng gió trên chính trường Catalonia chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau cuộc bầu cử diễn ra vào hôm 21/12 khi hôm thứ Hai đầu tuần này (22/1), Nghị viện mới được bầu của vùng Catalonia đã đề cử ông Puigdemont, dưới tư cách là thủ lĩnh đảng ly khai “Cùng nhau vì Catalonia” làm Chủ tịch chính quyền hành pháp vùng Catalonia dù ông này đang vắng mặt tại đây. Việc Catalonia khẳng định cựu Thủ hiến Puigdemont là ứng viên lãnh đạo duy nhất của khu tự trị này được xem như “cái tát” thẳng vào nỗ lực của Madrid trong việc ngăn khu tự trị này ly khai - động thái khiến Tây Ban Nha rơi vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Ngay sau tuyên bố của Catalonia, Công tố viên liên bang Tây Ban Nha đã đề nghị tái kích hoạt lệnh bắt giữ trên phạm vi toàn châu Âu đối với ông Puigdemont vì các tội danh nổi loạn và xúi giục nổi loạn. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha cùng ngày đã bác bỏ yêu cầu này.
Tình thế bế tắc này buộc Nghị viện vùng Catalonia phải có một phiên thoả luận mở, về việc bổ nhiệm người đứng đầu chính quyền hành pháp vùng Catalonia vào ngày 31/1 tới, nhưng thể thức ra sao vẫn là điều gây tranh cãi. Trong khi đó, ông Puigdemont từng tiết lộ có thể sẽ lãnh đạo Catalonia từ Bỉ, tức thông qua hình thức trực tuyến, và việc này đã nhận nhận được sự đồng tình của những người ủng hộ.
Tuy nhiên, Madrid đã phản đối khi giữ quan điểm không nhượng bộ, và tuyên bố hoặc ông Puigdemont về nước đầu thú, hoặc một ứng cử viên khác sẽ được lựa chọn làm người đứng đầu vùng Catalonia.
Phía Madrid cho biết sẽ khởi kiện nếu điều này xảy ra.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX