Với số phiếu ủng hộ là 8 và 3 phiếu chống, Chánh án Tòa án Tối cao Anh David Neuberger đã tuyên bố Quốc hội phải là nơi phê duyệt các kế hoạch khởi động tiến trình Brexit. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ không thể kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon 2007 mà không có một đạo luật của Quốc hội cho phép thực hiện. Cũng theo ông David Neuberger, Quốc hội được quyền bỏ phiếu trước khi Thủ tướng Theresa May kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, mở đường để Anh rút khỏi khối Liên hiệp châu Âu (EU). Ông David Neuberger nói quyết định này của Quốc hội là dựa trên quan điểm cho rằng rút ra khỏi EU sẽ đi tắt qua pháp luật Anh và làm thay đổi các quyền mà công dân Anh từng được hưởng khi còn là thành viên của EU.
Chính phủ của Thủ tướng Theresa May trước đó muốn bà sử dụng quyền hành pháp, kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon để bắt đầu tiến trình tách ra khỏi EU và bà May hứa sẽ kích hoạt trước ngày cuối cùng của tháng 3 năm 2017. Phán quyết này đồng nghĩa với việc Thủ tướng Anh Theresa May không thể bắt đầu các cuộc đàm phán với EU về Brexit cho đến khi được các nghị sĩ của lưỡng viện Quốc hội chấp thuận, dù động thái này được dự kiến diễn ra kịp trước hạn vào 31/03 của Chính phủ.
Cũng theo phán quyết của tòa, Quốc hội Scotland, Quốc hội xứ Wales và Quốc hội Bắc Ireland không có quyền tham vấn trong vấn đề này.
Trước đó, các nhà vận động phản đối Brexit cho rằng quyền quyết định phải thuộc về các nghị sĩ thuộc Quộc hội, việc ngăn cản Quốc hội Anh bỏ phiếu là phi dân chủ và vi phạm các quy định của Hiến pháp đồng thời sẽ làm đảo lộn luật pháp hiện hành.
Sau phán quyết, Bộ trưởng Tư pháp Jeremy Wright cho hay Chính phủ "thất vọng" nhưng sẽ tuân thủ và thực hiện "tất cả những gì cần thiết" để thực thi phán quyết này của Tòa án. Ông Wright cũng nói rằng việc thực thi quyết định của cử tri giờ đây là một vấn đề chính trị, chứ không phải vấn đề pháp lý do cử tri Anh đã đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, đã chọn rút ra khỏi EU.
Trong khi đó, phát ngôn viên của văn phòng Thủ tướng May tuyên bố, người dân Anh đã bỏ phiếu rời khỏi EU và Chính phủ đã có đủ quyền để kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon mà không cần tham vấn với các dân biểu cũng như các thành viên của Thượng viện. Vì vậy, Chính phủ sẽ dựa trên quyết định của họ, kích hoạch Điều 50 như kế hoạch và phán quyết của Tóa án không thay đổi được điều này.
Liên quan đến việc Quốc hội có quyền quyết định bỏ phiếu về Brexit hay không, vào ngày 03/11/2016, Tòa Thượng thẩm ở London đã ra phán quyết rằng Nghị viện Anh phải có quyền biểu quyết về việc liệu nước này có thể khởi động tiến trình rời khỏi EU trong vụ kiện Chính phủ Anh của bà Gina Miller, doanh nhân 51 tuổi, sống tại London, khiến chính phủ Anh do đảng Bảo thủ nắm không thể tự mình kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon để bắt đầu tiến trình đàm phán rời EU. Chính phủ Anh đã kháng cáo phán quyết này, sau khi được xem xét ở Tòa Phúc thẩm, vụ việc lên Tòa Tối cao với lý do đây là vấn đề liên quan đến hiến pháp.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX