Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, một số nhà phân tích lo ngại giá dầu sẽ không giữ được lâu thành quả tăng trong phiên này, bởi sản lượng dầu thô vẫn đang gia tăng ở Mỹ cùng với hai nước thành viên OPEC là Libya và Nigeria.
Số liệu do Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố ngày thứ Tư cho thấy tồn kho dầu thô của nước này đã giảm 5,2 triệu thùng trong tuần trước, cao gấp gần 3 lần so với dự báo giảm 1,8 triệu thùng mà giới phân tích đưa ra trước đó. Từ đầu năm đến nay, chưa có tuần nào mà dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh như vậy.
Lượng tồn kho các mặt hàng xăng và sản phẩm chưng cất từ dầu thô cũng giảm xuống. Những thông tin này hỗ trợ cho giá dầu, mặt hàng vốn bị bán tháo trong mấy tuần gần đây do sức ép từ dự trữ xăng dầu ở mức cao của Mỹ.
Mặc dù vậy, sản lượng dầu của Mỹ vẫn đang tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ xăng của nước này trong vòng 4 tuần qua giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng 1,45 USD/thùng, chốt ở 47,33 USD/thùng. Tại London, giá dầu Brent tăng 1,49 USD/thùng, tương đương tăng 3%, chốt ở 50,22 USD/thùng.
“Sản lượng dầu của Mỹ đang giữ vững trên mức 9,3 triệu thùng/ngày và có thể tăng cao hơn. Trong khi đó, nhu cầu các sản phẩm lọc hóa, đặc biệt là xăng, đang thấp”, ông John Kilduff, nhà đầu cơ thuộc quỹ Again Capital ở New York, nhận định. “Không rõ là thành quả tăng giá này của giá dầu có thể kéo dài đến bao giờ”.
Cuối năm ngoái, giá dầu thế giới đã tăng vọt sau khi OPEC và một số nước ngoài khối vào tháng 11 nhất trí hạ sản lượng để giữ ổn định giá dầu. Tuy nhiên, giá “vàng đen” đã sụt trở lại trong mấy tuần gần đây, khi sản lượng dầu tăng lên của Mỹ xói mòn nỗ lực của OPEC trong việc giảm tình trạng thừa dầu trên toàn cầu.
Hỗ trợ giá dầu phiên này còn có phát biểu của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Algeria rằng nước này và Iraq ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu khi OPEC họp vào cuối tháng này.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih, nói ông kỳ vọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ được gia hạn đến cuối năm nay hoặc có thể lâu hơn.
Ông Falih cũng cho biết tập đoàn dầu lửa quốc doanh Saudi Aramco của Saudi Arabia sẽ cắt giảm cung cấp dầu cho các khách hàng châu Á một lượng khoảng 7 triệu thùng trong tháng 6. Trước đây, Aramco luôn duy trì đều đặn nguồn cung cho các khách hàng quan trọng ở châu Á.
Các dữ liệu về giao hàng dầu thô đã cho thấy những tín hiệu của sự cắt giảm. Theo số liệu của Reuters, lượng dầu mà các nước OPEC giao hàng cho khách mua đã giảm khoảng 50 triệu thùng trong tháng 4. Ngoài ra, lượng dầu trong các bể chứa nổi đã giảm xuống ở một số nơi như Singapore.
“Lý do vì sao xu hướng giảm giá của dầu vẫn áp đảo nằm ở chỗ chúng ta chưa chứng kiến những bằng chứng rõ rệt. Nhiều nhà đầu tư vẫn còn cho rằng nguồn cung dầu chưa giảm xuống”, nhà phân tích Phil Flynn thuộc Price Futures Group ở Chicago nhận xét.
Libya, một thành viên OPEC, cho biết sản lượng dầu của nước này đã vượt mức 800.000 thùng/ngày lần đầu tiên kể từ năm 2014 và có thể tăng lên 1,2 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay.
Libya và Nigeria là hai nước OPEC không phải tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Giống như Libya, sản lượng dầu của Nigeria có thể sẽ sớm tăng mạnh.
Theo: Diệp Vũ/Vneconomy
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX