Đám mây đen tối nhất bao trùm triển vọng kinh tế trong tương lai là việc xác định một số yếu tố thực sự làm rung lắc cả hệ thống – điều này thực sự chi phối mối quan hệ thương mại mà chúng ta vẫn thực hiện và tận hưởng trong vài thập kỷ qua, bà Lagarde cho biết. Bà Lagarde đã phát biểu tại hội nghị cùng với các nhà lãnh đạo thế giới khác, bao gồm Tổng thống Nga – Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe, Tổng thống Pháp – Emmanuel Macron và Phó Chủ tịch nước Trung Quốc, Wang Qishan ở St. Petersburg (Nga) trong ngày thứ Sáu (25/05).
“Tin tốt hôm nay là mặt trời đang chiếu rọi cả nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã trải qua một thập kỷ đầy khó khăn, và giờ đây, chúng ta đã có một nền kinh tế đang hoạt động tốt”, bà Lagarde cho hay.
Vị Tổng Giám đốc IMF cho hay những nỗi lo của bà cũng bao gồm mức nợ Chính phủ và nợ doanh nghiệp cao, cũng như các điều kiện kinh tế thắt chặt ở các thị trường mới nổi vì quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ, nhất là ở Mỹ.
Bà Lagarde liên tục cảnh báo về những rủi ro của một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu, trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đưa ra những bước đi quả quyết để kiểm soát những gì mà ông gọi là hành vi thương mại không công bằng của những quốc gia bên ngoài. Hôm thứ Tư (23/05), chính quyền Donald Trump vừa khởi động một cuộc điều tra để xác định liệu việc nhập khẩu xe hơi có làm nguy hại tới an ninh quốc gia hay không, và điều này có thể dẫn tới áp thuế bổ sung. Tuần tới, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, Wilbur Ross, sẽ tới Bắc Kinh để tiếp tục đàm phán thương mại nhằm xoa dịu căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.
“Sẽ là một sai lầm khủng khiếp khi sử dụng tới biện pháp bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương. Những biện pháp này chỉ là tự hại mình thôi”, bà Lagarde nhấn mạnh. “Chẳng ai thắng trong một cuộc chiến thương mại cả”.
IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng 3.9% trong năm nay và năm tới, mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2011. Vượt ra khỏi khung thời gian này, tình hình có vẻ bi quan hơn, IMF dự báo tăng trưởng sẽ dần biến mất khi các ngân hàng trung ương nâng lãi suất, các biện pháp kích thích tài khóa Mỹ dần tan biến và đà giảm tốc của Trung Quốc tiếp tục.
IMF – vốn bao gồm 189 quốc gia thành viên – được lập ra trong suốt Thế Chiến II để giám sát hệ thống tiền tệ quốc tế và thúc đẩy các chính sách mở cửa thị trường để đẩy mạnh tăng trưởng.
Theo: Vũ Hạo/Vietstock
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX