"Họ đã nhận hàng triệu thậm chí hàng tỷ USD viện trợ, sau đó họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Được thôi, chúng tôi sẽ theo dõi những lá phiếu này. Cứ để họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiết kiệm được kha khá. Chúng tôi không quan tâm", Reuters dẫn lời Tổng thống Trump nói với báo giới tại Tòa Bạch Ốc hôm 20/12.
Cảnh báo trên đưa ra ngay trước cuộc họp bất thường của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với 193 thành viên vào hôm 21/12 theo đề nghị của các nước Ả rập và Hồi giáo. Các thành viên Đại hội đồng sẽ bỏ phiếu dự thảo nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Trước đó, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc cũng bỏ phiếu một dự thảo nghị quyết tương tự. Mỹ là thành viên duy nhất trong số 15 thành viên bỏ phiếu phủ quyết.
Mỹ là một trong 5 thành viên có quyền phủ quyết trong Hội đồng bảo an nhưng lại không có quyền như vậy trong Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc như của Hội đồng bảo an, do vậy kết quả bỏ phiếu sẽ chỉ mang tính biểu tượng.
Trước thềm cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cũng cảnh báo sẽ “điểm danh” những nước tại Liên Hợp Quốc không ủng hộ việc Washington công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ báo cáo lên Tổng thống Trump.
“Tại Liên Hợp Quốc, chúng tôi luôn bị đòi hỏi phải làm hơn nữa, cho đi nhiều hơn nữa. Vì vậy khi chúng tôi đưa ra một quyết định theo nguyện vọng của người dân Mỹ về việc sắp đặt đại sứ quán, chúng tôi không nghĩ rằng những quốc gia mà chúng tôi đã giúp đỡ lại chống lại chúng tôi. Vào ngày thứ Năm (21/12) sẽ có một cuộc bỏ phiếu để chỉ trích lựa chọn của chúng tôi. Chúng tôi sẽ điểm danh lại”, bà Haley viết trên Twitter.
Một số nhà ngoại giao cấp cao nói rằng, những cảnh báo này khó làm thay đổi các lá phiếu tại Đại hội đồng.
Chủ tịch Đại hội đồng Miroslav Lajcak từ chối bình luận về cảnh báo của Tổng thống Trump, song nhấn mạnh: “Các quốc gia thành viên có quyền và trách nhiệm bày tỏ quan điểm của họ”. Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trong khi đó chưa đưa ra bất cứ bình luận nào.
Theo số liệu từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), trong năm 2016, Mỹ đã dành khoảng 13 tỷ USD để viện trợ kinh tế và quân sự cho các quốc gia châu Phi vùng tiểu Saharan và 1,6 tỷ USD cho các quốc gia Đông Á, châu Đại Dương. Mỹ viện trợ khoảng 13 tỷ USD cho các nước Trung Đông, Bắc Phi, gần 7 tỷ USD cho các nước Nam Á và Trung Á, 1,5 tỷ USD cho châu Âu và Á - Âu, 2,2 tỷ USD cho các quốc gia ở Tây bán cầu.
Trong một động thái gây tranh cãi và chưa có tiền lệ, hôm 6/12, Tổng thống Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chỉ thị chuyển đại sứ quán từ Tel Aviv đến Jerusalem. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng, quyết định này nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Trung Đông và rằng Mỹ vẫn theo đuổi các cuộc đàm phán Palestine - Israel. Trong khi đó, giới chức Ả rập chỉ trích động thái của Washington có thể là “mồi lửa” làm thổi bùng lên căng thẳng ở khu vực. |
Sự kiện bác sĩ người Việt bị kéo lê khỏi…
Tổng hợp các hình ảnh về bão Harvey trong vài…
Tin nóng: Bão Harvey quay lại, Houston thất thủ trước…
Tin cộng đồng: Một người đàn ông gốc Việt ở…
Vụ "United Airlines": Khi cộng đồng giận dữ lên tiếng
Tưng bừng lễ hội văn hoá châu Á Plano AsiaFest…
Tuần hành phản đối súng đạn của học sinh sau…
Bác sĩ gốc Việt bị bắn chết tại nhà ở…
Cảnh sát Mỹ ra khuyến cáo đặc biệt về "chú…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX