Cuộc tập trận diễn ra ở khu tự trị Tây Tạng, ở trung và hạ lưu sông Yarlung Zangbo, nằm ở thượng nguồn sông Brahmaputra chảy qua Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh, tham gia cuộc tập trận ngoài lực lượng lính tinh nhuệ, còn sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, súng máy, súng cối và máy phóng tên lửa, thực hiện diễn tập các lực lượng tấn công kết hợp. Nội dung cuộc diễn tập bao gồm các hoạt động di chuyển quân, tác chiến ở vùng núi cao, sử dụng lựu đạn chống tăng và tiêu diệt máy bay bằng tên lửa.
Cuộc tập trận kéo dài 11 giờ bao gồm hàng tá yếu tố là bằng chứng về khả năng tấn công kết hợp của quân đội Trung Quốc (PLA).
Các nhà quan sát cho hay chương trình phô diễn sức mạnh này có thể là một cảnh báo cho Ấn Độ. Trong một cuộc phỏng vấn với CCTV, nhà bình luận quân sự Zhou Chenming của Bắc Kinh phát biểu: “PLA muốn chứng minh rằng Trung Quốc có thể dễ dàng vượt qua các đối thủ, đặc biệt là Ấn Độ”.
Lực lượng Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận này được đóng tại khu vực Linzhi ở miền đông Tây Tạng, gần với vùng đất xa xôi. Đây là một trong hai dãy núi cao nguyên của Trung Quốc ở Tây Tạng.
Trong khi đó, Ấn Độ đã có gần 200.000 quân đóng quân tại các khu vực tranh chấp với Trung Quốc, chiếm hơn 15% lực lượng quân đội ở các nước láng giềng của họ. Quân đội Ấn Độ mới đây đã triển khai 2.500 binh sĩ tới khu vực Sikkim giáp với biên giới Trung Quốc, đồng thời các lực lượng quân sự đóng quân dọc biên giới Ấn Độ cũng được lệnh sẵn sàng chiến đấu và được đặt trong tình trạng báo động cao nhất.
Tuy nhiên, Trung Quốc có lợi thế rõ ràng về tốc độ di chuyển, hỏa lực và hậu cần, Zhou cho biết. Trung Quốc hiện nay có đủ khả năng triển khai tới 32 sư đoàn (trước đây là 22), tương đương hơn 300.000 binh sĩ, tới địa điểm có vị trí địa lý đặc thù như Doklam/Donglang nhờ hệ thống đường sá được cải thiện. Thậm chí, các nhà phân tích chiến lược lo ngại hơn bởi Trung Quốc có thể hoàn thành việc bố trí này vào mọi thời điểm trong năm. Bắc Kinh đã xây dựng các kho nhiên liệu và hậu cần ở vùng biên giới gần Ấn Độ, cho thấy nước này không chỉ muốn nâng cao tốc độ triển khai quân lực, mà còn muốn duy trì hiện diện quân sự trong một thời gian dài. Sự phát triển về cơ sở hạ tầng đã cho Trung Quốc ưu thế lớn hơn so với Ấn Độ ở Đường kiểm soát thực tế (LoC).
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX