Uber Technologies Inc đã đạt được một thoả thuận nguyên tắc và họ sẽ bán lại hầu hết các hoạt động ở Đông Nam Á cho Grab, đối thủ của công ty trong khu vực này. Thoả thuận này đánh dấu sự chấm dứt cuộc chiến tốn kém giữa hai công ty để giành giật thị phần trong khu vực Đông Nam Á, vốn đang có tốc độ phát triển nhanh.
Sau khi rút khỏi thị trường ở Đông Nam Á, Uber sẽ thu về khoảng 30% cổ phần của Grab. Tuy nhiên hai công ty vẫn đang vạch ra các điều khoản cuối cùng và cảnh cáo rằng bất kì thoả thuận nào cũng sẽ phải chịu kiểm soát quy định. Một trong những người trong cuộc cho biết cổ phần của Grab mà Uber thu về được có thể sẽ ít hơn con số trên.
Mỗi năm Uber đã chi ra 200 triệu USD để cạnh tranh với Grab và các dịch vụ tương tự mới nổi khác trong khu vực. Và họ cũng đã kiếm được 1 tỷ USD tiền tài trợ từ nhiều tập đoàn lớn, trong đó có bao gồm KKR & Co. và Tencent Holdings Ltd.
Các cuộc đàm phán giữa Uber với Grab sẽ là toàn bộ tài sản chủ chốt của Uber trong khu vực, nhưng có thể sẽ loại trừ một vài mảng nhỏ trong hoạt động kinh doanh của hãng tại Đông Nam Á, theo các nguồn tin cho hay.
Theo các nhà phân tích, thoả thuận này sẽ thuận theo chiến lược đầu tư của SoftBank Group. SoftBanh hiện đã nắm giữ 15% cổ phần của Uber trong tháng 1 với giá 7,7 tỷ USD. Công ty Nhật Bản này cũng là cổ đông chính của Grab, Didi và Ola.
Công ty Didi, với trụ sở chính ở Bắc Kinh, đang mở rộng sang Nhật Bản để cạnh tranh với Uber, và gần đây đã mua lại được công ty 99Taxis của Brazil, một ứng dụng gọi taxi khá phổ biến. Trong khi đó, Ola và Uber cũng đang đấu chiến với nhau tại Úc.
Uber và Grab vốn đã đang chạy đua để thống trị thị trường Đông Nam Á với hơn 600 triệu người. Theo báo cáo của Temasek Holding, thị trường chuyên chở tại khu vực được dự đoán là sẽ tăng trưởng hơn 5 lần, lên đến 13,1 tỷ USD vào năm 2025, từ con số 2,5 tỷ vào năm 2015.
Trong khi Uber đang gặp rắc rối với các chính quyền trên toàn thế giới, Grab cho biết họ sẽ làm việc chặt chẽ với chính quyền và họ hiểu được thói quen địa phương tốt hơn.
Ngoài ra, Grab cũng thu hút được nhiều người dùng hàng tháng trên toàn khu vực hơn Uber, theo công ty phân tích ứng dụng App Annie. Một báo cáo vào tháng 5 năm 2017 cũng cho thấy người dùng Đông Nam Á ưa chuộng Grab hơn Uber.
Tại Indonexia, quốc gia có dân số lớn nhất trong khu vực, cả Uber và Grab đều đang phải cạnh tranh với GoJek. GoJek đã nhanh chóng mở rộng, từ cung cấp dịch vụ vận chuyển cho đến các dịch vụ chuyển phát và vận chuyển thực phẩm.
Thoả thuận này cũng có thể sẽ làm giảm sức ép cho giám đốc điều hành mới của Uber, Dara Khosrowshahi, người đang cố gắng củng cố tình hình tài chính của công ty trước khi ra mắt IPO vào năm 2019. Năm 2017, Uber đã công bố lỗ 4,46 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX