Uber sẽ sớm rút khỏi một vài thị trường quốc tế bao gồm châu Á, châu Phi và Ấn Độ. Đây được cho là quyết định theo sau khoản đầu tư hơn 8 tỷ USD của Softbank – gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản.
Phía Uber thì nói rằng họ hy vọng khoản đầu tư này sẽ cho phép công ty "có nguồn lực lớn hơn" để cung cấp dịch vụ của họ tới cho "nhiều khách hàng, tại nhiều nơi trên thế giới hơn". Tuy nhiên, dường như điều này không phù hợp với tầm nhìn của Softbank. Rajeev Misra – Tổng giám đốc của Softbank tin rằng Uber có cơ hội thành công lớn hơn và có thể có lợi nhuận nếu chỉ tập trung vào những thị trường cốt lõi như như Mỹ, châu Âu, châu Mỹ Latin và Australia. Misra có nhiều khả năng được Softbank bổ nhiệm vào hội đồng quản trị Uber.
Softbank đã có lượng cổ phần đáng kể của một trong những công ty gọi xe lớn nhất thế giới bao gồm cả đối thủ của Uber như Ola, Didi Chuxing và Grab. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi họ muốn công ty gọi xe của Mỹ chỉ tập trung vào những thị trường cốt lõi – nơi họ không phải cạnh tranh với những đối thủ khác.
Kể từ khi ra mắt tại thị trường châu Phi vào năm 2013, Uber đã nhanh chóng mở rộng hoạt động trong 8 quốc gia bao gồm Nam Phi, Kenya, Nigeria, Tanzania, Uganda, Ghana, Hy Lạp và Morocco.
Trong 4 năm hoạt động ở châu Phi, Uber đã có những tiến triển đáng kể. Hy Lạp là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất toàn cầu. Trong 16 tháng đầu tại Lagos, Uber đã cung cấp hơn 30% chuyến xe so với 16 tháng đầu tại London.
Tuy nhiên, giống như những thị trường khác, hoạt động của Uber tại một vài quốc gia châu Phi chịu sự phản đối mạnh mẽ của liên đoàn taxi truyền thống.
Còn ở Ấn Độ, Uber chịu sự cạnh tranh quá khốc liệt từ Ola. Nhiều chuyên gia phân tích tin rằng, kịch bản "bán mình" giống như đã diễn ra với Didi Chuxing ở thị trường Trung Quốc sẽ lặp lại tại đây.
Tại thị trường Đông Nam Á, Uber đang hoạt động tại Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với Uber với khu vực này là hiện họ đang chịu thua lỗ quá lớn trước sức ép cạnh tranh của Grab. Bản thân CEO Dara Khosrowshahi cũng thừa nhận rằng hoạt động tại Đông Nam Á "đang ở vị thế cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục hướng về phía trước nhưng tôi không lạc quan rằng thị trường này có thể giúp Uber có lãi sớm".
Nếu muốn hoàn thành kế hoạch IPO vào năm 2019, việc quan trọng nhất với Uber là phải làm sao để có lãi. Dĩ nhiên với nhiều startup, IPO khi vẫn chưa có lãi là chuyện hết sức bình thường. Nhưng khoản thua lỗ lên tới 645 triệu USD trong chỉ riêng quý 2 năm 2017 của Uber thực sự đáng lo ngại!
Theo: Vân Đàm/Trí Thức Trẻ
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX