Sau cuộc họp 2 năm diễn ra 1 lần của ECA (Hiệp hội các câu lạc bộ Bóng đá Châu Âu), Chủ tịch Agnelli (người cũng đang là ông chủ ở Juventus) xác nhận UEFA sẽ ra mắt giải đấu thứ ba ở châu Âu bắt đầu từ sau năm 2021. Ông Agnelli cho biết với báo chí quốc tế: "Ủy ban điều hành UEFA đang xem xét. Đèn xanh đã được bật để giới thiệu một giải đấu thứ 3, nâng tổng số các câu lạc bộ (CLB) tham dự đấu trường châu Âu lên 96, bắt đầu từ mùa 2021 - 2022".
Chủ tịch UEFA cũng xác nhận vấn đề này đang được bàn thảo và Liên đoàn bóng đá Châu Âu sẽ sớm ra quyết định. ECA có vẻ rất hào hứng với ý tưởng đề xuất này, bởi lẽ họ tin tưởng rằng việc giới thiệu một "hạng đấu" mới ở Châu Âu sẽ nâng tầm các CLB lớn và tạo điều kiện cho các CLB nhỏ.
Bóng đá đã thay đổi rất nhiều về luật chơi kể từ đầu thế kỷ 21. Trước đó, UEFA cũng có ba giải đấu gồm Cúp C1 (mang tên UEFA Champions League từ năm 1993), Cúp các đội đoạt cúp (UEFA Cup Winners' Cup – Cúp C2) và UEFA Cup (Cúp C3). Giải đấu UEFA Cup Winners' Cup đã bị khai tử năm 1999 và sát nhập vào UEFA Cup.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của ngày ấy nằm ở tính cạnh tranh. Champions League không hơn Cup Winners' Cup quá nhiều về sự danh giá, nếu không muốn nói hai giải đấu gần như bằng nhau về chất lượng. Bởi lẽ giải đấu Cúp C2 là dành cho các đội bóng đã vô địch Cúp Quốc gia hay nói cách khác cũng là một giải đấu của các nhà vô địch, chứ không phải các đội bóng "dưới vô địch" như UEFA Cup.
Cup Winners' Cup thậm chí còn gay cấn hơn khi áp dụng đá knock-out. Nhà vô địch bắt buộc phải là người thắng liên tục từ đầu giải. Giải đấu đã ghi nhận nhiều tên tuổi lớn vô địch như AC Milan, Bayern Munich, Chelsea hay AFC Ajax. Trong khi đó, UEFA Cup thời ấy là bản thu gọn, chắt lọc của Europa League bây giờ.
Nếu tổ chức một giải đấu mới, hệ thống sẽ khác hoàn toàn. Cúp C1 vẫn giữ nguyên và vẫn là hạng trên của Europa League. Europa League có vẻ sẽ cắt bớt một số đội làng nhàng và nhập vào với nhóm trung bình khá ở các giải quốc gia để tạo ra giải mới.
Thực ra đó không phải là một ý tưởng tồi. UEFA đang đánh vào thị trường các nền bóng đá kém phát triển để kiếm thêm. Mặc dù không có tên tuổi trên bản đồ bóng đá cấp CLB, nhưng người hâm mộ các nước Iceland, Latvia, Azerbaijan, Lithuana, Serbia... vẫn muốn được xem "gà nhà" của họ đi giao lưu ở Châu Âu, dù chỉ là giao lưu với các đội làng nhàng cùng tầm.
Nên nhớ, mùa năm nay UEFA có đến 2,84 tỷ bảng để chia chác cho hai giải đấu của họ, tăng đều đều vài trăm triệu mỗi năm. Việc tổ chức một giải đấu là một trò chơi win-win (đôi bên có lợi), các CLB nhỏ sẽ kiếm được tiền và một phần trong đó cũng bỏ túi UEFA.
Thách thức với cơ quan quyền lực bóng đá Châu Âu đó là về chất lượng. Về lâu về dài, chất lượng mới là thứ kiếm ra tiền. Giải đấu Europa League có bản chất là sự tái cấu trúc thương hiệu đối với UEFA Cup, sau mười năm vẫn chưa ổn định chất lượng. Bằng chứng là nhiều CLB không coi trọng đấu trường này dù vẫn ôm tiền về. Thêm một giải đấu là thêm một bài toán, và ai chắc rằng nó sẽ không có rủi ro?
UEFA năm nay đã giới thiệu UEFA Nations League. Người khen, kẻ chê. Chưa biết chừng giải đấu này sẽ làm giảm tính hấp dẫn vốn có của Euro. Bóng đá cũng như món ăn, cái gì hiếm hoi, ít ỏi và lạ miệng thường ngon hơn những bữa tiệc thịnh soạn ngày nào cũng bày ngập bàn.
Leicester, Real, Barca và những “FC phản thầy” đình đám…
Ký ức SEA Games: Nỗi nhớ Lê Huỳnh Đức cứ…
Mùa hè của Real, mùa hè mang nỗi nhớ Ronaldo
Ở Chelsea có những sự lựa chọn khó khăn
Derby Bắc Luân Đôn: Lịch sử thâm thù và khúc…
Góc chiến thuật: Thế nào là một Regista?
World Cup 2018: Nụ cười châu Âu
Có một đế chế sắp suy tàn?
Gareth Bale và câu chuyện của người thừa kế: Bao…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX