Với những về dày về văn hóa, lịch sử, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Lịch sử hình thành và quần thể kiến trúc
Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
Với gần 1000 năm hoạt động, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc, là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng và là chốn linh thiêng đối với các sĩ tử đến cầu may mắn trước mỗi kỳ thi. Đặc biệt, nơi đây là một địa chỉ tham quan hàng đầu thu hút đông đảo khách du lịch khi đặt chân đến Thủ đô Hà Nội.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau.
Hệ thống bia tiến sĩ
Trong khuôn viên của hồ Thiên Quang có 82 bia đá được trịnh trọng đặt trải dài từ triều đại nhà Lê Sơ, qua thời Mạc tới thời Lê trung hung từ năm 1442 tới năm 1779. Giá trị và nét đặc sắc của 82 bia đá này chính là những bài văn, bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý nền giáo dục nước nhà trải dài qua nhiều thời đại.
Có thể thấy, từ xưa tới nay, nước Việt luôn chú trọng phát triển giáo dục, trọng dụng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia.
Đến thời Pháp thuộc, nhiều giá trị Nho học bị coi thường. Thực dân Pháp từng biến khu Văn Miếu (lúc đó thuộc địa phận tỉnh Cầu Đơ) thành một bệnh viện, nhưng nhiều sĩ phu Hà Nội phản đối chúng mới bỏ cái bệnh viện đó.
Trong trận đánh giữ thành Hà Nội, nhà Khải Thánh (thờ mẹ của Khổng Tử) nằm trong khu di tích Văn Miếu bị đại bác của Pháp bắn sập, các công trình kiến trúc bị phá hoại. Đến năm 1954, hội các nhà trí thức Nho học của Hà Nội đã góp tiền xây dựng lại hai nhà tả vu và hữu vu, trên thanh xà nóc của hai dãy nhà này còn ghi lại sự kiện đấy.
Đất nước đổi mới phát triển, người dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước đã không tiếc công sức, tiền của, góp đồng đúc tượng, góp đá xây nền, góp gỗ dựng nhà... trùng tu khu di tích Văn Miếu qua nhiều đợt. Từ nước Mỹ xa xôi, một công ty văn hóa cũng nhận ra giá trị đặc biệt của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã đóng góp kinh phí xây dựng nhà bia.
Giá trị cần được phát huy
Nói về giá trị của bia tiến sĩ tại Văn Miếu, nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, ông cho biết: Các bài văn ký trên các bia đá thể hiện quan niệm về văn hóa, văn học, triết học, đạo đức... qua đó chúng ta tìm được rất nhiều tài liệu có tính sử liệu về chế độ khoa cử, bối cảnh xã hội, quan điểm chính thống của giai cấp cầm quyền. Chỉ riêng các bài văn ký đã có thể khẳng định được được giá trị quý báu của các tấm bia mà chúng ta đang sở hữu.
Ngoài ra những nét chữ được khắc trên bia tiến sĩ cũng là di sản vô cùng quý báu đối với kho tàng thư pháp Hán - Nôm Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cán bộ Viện Hán - Nôm nhận xét: “Mỗi bài văn bia là một bức thư pháp hoàn chỉnh. Nét bút bay bướm, khúc triết mà tinh tế. Dễ thấy tầm văn hóa quá lớn của những người đã thảo văn bia”.
Ở góc độ di sản mỹ thuật, nhiều họa sĩ tên tuổi cho rằng về cách trang trí bia, tiền nhân đã lưu lại cho chúng ta nhiều tinh hoa cổ, quan niệm qua nhiều giai đoạn lịch sử. Những hoa văn đó là kho tàng vô giá để các họa sĩ nghiên cứu và tiếp thu trong các tác phẩm của riêng mình.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay trở thành một địa điểm tham quan du lịch thu hút hàng triệu lượt khách một năm. Việc UNESCO công nhận các tấm bia tiến sĩ ở đó là Di sản tài liệu thế giới sẽ giúp chúng ta thêm cơ hội quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam.
Văn Miếu Quốc - Tử Giám xưa là chốn "cửa Khổng sân Trình" là "Thánh đường của Nho học", nơi đào tạo và biểu dương nhân tài của đất nước; nay là một khu di tích lịch sử - văn hóa lớn nhất ở trung tâm Thủ đô, biểu trưng cho tiến trình văn hóa Việt Nam, với những hoạt động văn hóa, khoa học năng động của mình, đang góp phần to lớn vào công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho Thủ đô xứng đáng là viên ngọc "Ngàn năm văn hiến" của đất nước.
“Ban Mê tôi đó” – Những hình ảnh đẹp về…
Nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người…
Đôi nét về chế độ mẫu hệ ở vùng đất…
Sự ra đời bảy nốt nhạc cơ bản - Cuộc…
Quá khứ bí ẩn của thần lùn giữ của
Erutan và những khúc ca cổ tích
Âm nhạc của Hồ Tiến Đạt: Một nốt bâng khuâng
Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ trong các nghi lễ…
Độc đáo dân ca các dân tộc miền núi phía…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX