8h15 sáng qua 8/1, Tòa án nhân dân, Thành phố Hà Nội mở phiên xét xử 22 bị cáo trong vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí VN (PVN), Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí VN (PVC).
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm, phiên tòa đã thu hút đông đảo báo chí trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế tham dự.
Tại phiên tòa có hơn 40 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong đó các ông Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực có 3 Luật sư, Trịnh Xuân Thanh có 5 Luật sư.
Hội đồng xét xử đã xét hỏi các bị cáo, chủ yếu là làm rõ tính pháp lý của hợp đồng EPC số 33, việc PVN cho tạm ứng và chuyển tiền cho PVC, dẫn đến thất thoát tiền nhà nước.
Cáo trạng nêu rõ: Trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, PVN đã chỉ định PVC làm nhà thầu EPC, ký hợp đồng EPC số 33 có nhiều điều khoản không có thật, trái quy định pháp luật. Từ cơ sở này, PVN đã cho PVC tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng. PVC sau đó đã sử dụng trái mục đích, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 119 tỉ đồng.
Sau đó, Hội đồng xét xử đã quyết định cách ly các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh để tiến hành xét hỏi đối với các bị cáo trong nhóm tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Trả lời Hội đồng xét xử, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó tổng giám đốc PVN - người được phân công theo dõi dự án, thừa nhận bản hợp đồng EPC số 33 rất sơ sài có 8 trang 10 điều, không có điều khoản và phụ lục quy định về thanh toán, tạm ứng. “Hợp đồng không đủ cơ sở để thực hiện cũng như tạm ứng được”, bị cáo nói.
“Tại sao biết sai nhưng bị cáo vẫn ký kết hợp đồng?”, Hội đồng xét xử hỏi. Bị cáo Khánh trả lời sau khi hợp đồng số 33 được ký, PVN thời điểm đó cũng đã nhìn nhận là thiếu căn cứ pháp lý và đã yêu cầu một số đơn vị nghiên cứu để rà soát. Tuy nhiên, sau đó có sự chuyển đổi pháp nhân chủ đầu tư thực hiện dự án, nên việc này không thực hiện mà thay bằng bản hợp đồng khác.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn khai việc chỉ đạo tạm ứng cho Thái Bình 2 và PVC là thực hiện theo chỉ đạo của ông Đinh La Thăng. “Bị cáo nói mình thực hiện mệnh lệnh của ông Đinh La Thăng, như vậy bị cáo đã nhận thức được mệnh lệnh này có vấn đề?”.
Khai trước tòa, bị cáo Vũ Hồng Chương, nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, cho biết đã phát hiện ra hợp đồng EPC số 33 là sai và báo cáo ông Thực nhưng không được ghi nhận.
Khi Hội đồng xét xử đặt câu hỏi: “Vì sao biết hợp đồng chưa đầy đủ mà vẫn ký công văn đề nghị tạm ứng?”, bị cáo Chương cho biết phải chịu sức ép từ lãnh đạo PVN, không thể làm trái được lãnh đạo tập đoàn. “Cụ thể là ai?”, Hội đồng xét xử ngắt lời. “Cụ thể là anh Đinh La Thăng”, ông Chương đáp và cho biết thêm: “Tôi phải chịu sức ép ghê gớm quá, ai lại yêu cầu chuyển tiền ngay trong ngày. Tôi là đơn vị cấp dưới, hạch toán phụ thuộc nên phải nghe lệnh của cấp trên”.
Bị cáo Vũ Đức Thuận, nguyên Phó tổng giám đốc PVC, khai sử dụng khoản tiền tạm ứng để góp vốn vào các công ty hoặc trả nợ ngân hàng là trái mục đích, là sai. Nhưng sự việc này, theo bị cáo những việc này đã được Trịnh Xuân Thanh thống nhất chủ trương.
Vụ Hiệu phó bị tố dùng clip sex tống tình…
Hà Nội: 2 cặp đôi ngủ chung giường, án mạng…
Chiêu trò lừa đảo lại xuất hiện trên Facebook
Petrolimex treo băng rôn ủng hộ hàng Việt Nam và…
Hải Phòng: Con nghiện dùng dao uy hiếp mẹ đẻ…
Rớt công chức vẫn lên chức phó phòng
Tổng hợp 24h: Bị từ chối Visa đi Mỹ, cậu…
Tin tức Việt Nam ngày 4/10/2018: Người đàn ông bị…
Tổng hợp 24h: Hà Nội xây nhà hát Hoa Sen…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX