Cảnh sát địa phương cho biết vụ việc xảy ra ở nhà tù tại thành phố Pekanbaru, đảo Sumatra ở miền tây Indonesia, sau khi các tù nhân được rời khỏi buồng giam để chuẩn bị cho buổi cầu nguyện ngày thứ 6.
Là đất nước có phần lớn người dân theo đạo Hồi, các tù nhân được phép rời khoảng buồng giam để tập trung ở phòng cầu nguyện. Thay vì cầu nguyện, các tù nhân chạy tới cổng chính của nhà tù, cố gắng phá cổng vượt rào.
Các tù nhân này tìm đến một cổng phụ khác chỉ do một nhóm nhỏ cảnh sát canh gác, khi cảm thấy khó vượt qua bằng cổng chính, và khoảng 200 người đã đào thoát thành công.
Cảnh sát Pekanbaru ngay sau đó đã phát động chiến dịch truy bắt lại các tù nhân vượt ngục. Họ phong toả đường và các lối thoát khỏi đảo và đã bắt lại 77 tù nhân.
Theo cảnh sát trại giam, các tù nhân vượt ngục vì điều kiện trong nhà tù này quá kém và sự bất bình của tù nhân với đội trưởng giám sát ở nhà tù, người họ muốn phải được thay thế. Nhà tù này chỉ giam giữ tù nhân là nam giới, được thiết kế để giam giữ 300 tù nhân, nhưng trên thực tế đã giam giữ lên đến 1.870 người.
Tuy nhiên, số lượng sĩ quan canh gác được cho là thấp hơn nhiều so với lượng tội phạm ở nhà tù đã dẫn đến vụ vượt ngục. Sau vụ vượt ngục, chính quyền địa phương đã tăng cường thêm 400 cảnh sát để thắt chặt an ninh tại nhà tù này.
Cũng trong ngày 5/5, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã tuyên y án tử hình đối với 4 đối tượng bị kết án trong vụ cưỡng dâm tập thể một nữ sinh viên y khoa trên xe bus hồi tháng 12/2012 gây chấn động Ấn Độ và thế giới.
Ngày 16/12/2012, 6 gã đàn ông trong đó có một tên chưa đủ tuổi thành niên đã khống chế một nữ sinh viên 23 tuổi và bạn trai cô trên xe buýt ở New Delhi rồi thay nhau cưỡng bức nữ sinh 23 tuổi. Sau đó, chúng đánh đập và làm tổn thương nội tạng của cô bằng một thanh sắt trước khi ném xuống đường cùng bạn trai, khiến cô qua đời vì thương tích sau 2 tuần điều trị tại một bệnh viện ở Singapore.
Vụ việc đã khiến người dân Ấn Độ và cộng đồng quốc tế hết sức bàng hoàng, phẫn nộ, làm bùng lên một làn sóng phản kháng dữ dội chống lại nạn bạo hành nói chung, đặc biệt là nạn cưỡng bức phụ nữ, vốn được cho là bị chính quyền Ấn Độ làm ngơ. Nhiều người đã kêu gọi treo cổ các thủ phạm và cần phải thông qua một đạo luật mới đối với tội phạm tình dục.
Tháng 9/2013, 4 đối tượng gồm Akshay Thakur, Vinay Sharma, Pawan Gupta và Mukesh đã bị đưa ra xét xử tại một phiên tòa đặc biệt kéo dài 7 tháng với 13 tội danh, trong đó có tội giết người, cưỡng dâm tập thể, đồng lõa và có hành vi trộm cắp. Sau khi Tòa Thượng thẩm Ấn Độ tuyên bố giữ nguyên mức án tử hình vào tháng 3/2014, những bị can này đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao.
Sau 3 năm điều tra, nghiên cứu thêm chứng cứ, ngày 5/5, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã xử y án đối với 4 bị can trên vì lý do những bị can phạm tội cực kỳ nghiêm trọng. Theo giới chức Ấn Độ, một bị cáo khác vốn là tài xế lái chiếc xe bus khi đó đã chết trong thời gian chờ đợi phiên tòa, do tự sát trong tù.
Libya thời hậu chiến: Hối hận của những người từng…
Tin cộng đồng: Biểu tình tại Đài Loan vụ nam…
Cảnh báo: “Blue Whale Challenge” - trò chơi điện tử…
Nam Hàn: Nhân viên đài truyền hình quốc gia MBC…
13 người mất tích trong hang động ở Thái Lan
Thụy Điển: Biểu tình của những người ủng hộ chủ…
Hàn Quốc khánh thành tượng xin lỗi Việt Nam tại…
Anh: Rác thải nhựa chất đống sau lệnh cấm nhập…
Trung Quốc sơ tán dân chuẩn bị đón siêu bão…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX