Theo CNN, nằm trong chiến lược mở rộng kinh doanh sang thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart chuẩn bị hợp tác với Google để phát triển công nghệ mua sắm qua giọng nói thông qua Trợ lý ảo của Google.
Walmart muốn “đơn giản hoá cuộc sống của mọi người và giúp họ mua sắm theo cách mà họ chưa từng tưởng tượng ra”, Marc Lore, người đứng đầu bộ phận phát triển thương mại điện tử của Walmart, cho biết trong một thông cáo mới đây.
Hợp tác giữa Walmart và Google sẽ cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ mua sắm qua giọng nói Alexa mà Amazon đang dùng để đẩy hàng loạt chương trình khuyến mại và giảm giá.
Dùng trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng của Google sẽ khai thác được hàng nghìn cửa hàng và nhà kho của Walmart để đáp ứng trọn vẹn nhu cầu mua sắm của khách hàng và mang lại những trải nghiệm mới mẻ chưa từng có.
Người mua sắm trên trang thương mại điện tử Google Express của Google sẽ sớm được tiếp cận hàng trăm nghìn sản phẩm của Walmart và có thể mua thông qua thiết bị dùng giọng nói có trang bị Trợ lý Google như các điện thoại chạy hệ điều hành Android hoặc Google Home.
Cả Google và Walmart đều cho rằng mua sắm qua giọng nói sẽ đóng vai trò quan trọng trong bán lẻ trực tuyến trong tương lai. Những người bận rộn sẽ rất sẵn lòng cho phép trí tuệ nhân tạo giúp họ thực hiện việc mua bán qua mạng.
Cũng giống như khách hàng Amazon dùng Alexa, khách hàng của Walmart có thể kết nối tài khoản của họ với Google và thông qua dữ liệu về thói quen mua sắm của họ, Trợ lý ảo Google sẽ dự đoán những thứ họ sẽ muốn mua dựa trên các giao dịch mua sắm trước đó.
Việc hợp tác với Google cũng cho thấy nỗ lực mở rộng chiến lược sang lĩnh vực thương mại điện tử trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các hãng mua sắm trực tuyến như Amazon.
Chiến lược này cũng đã mang lại cho Walmart những thành quả nhất định. Quý 2 vừa rồi, doanh thu thương mại điện tử của hãng này tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.
Trong thông cáo mới phát đi, Walmart cho biết sẽ cho ra mắt dịch vụ mua sắm qua giọng nói với các giao dịch mua thực phẩm tươi trên khắp nước Mỹ vào năm tới.
Tháng 6 vừa rồi, Amazon gây ra “cơn địa chấn” với ngành bán lẻ Mỹ khi tuyên bố mua lại chuỗi cửa hàng thực phẩm cao cấp Whole Foods với giá 13,7 tỷ USD.
Mới đây, sau khi chính thức chốt thương vụ trên, Amazon tung ra chương trình giảm giá “khủng” tại Whole Foods khiến loạt hãng bán lẻ lớn "điêu đứng" và mất hàng chục tỷ USD chỉ trong một ngày do cổ phiếu sụt giảm.
Ngành bán lẻ Mỹ đang đối mặt với tình trạng đóng cửa lớn chưa từng thấy. Theo một nghiên cứu của Credit Suisse, số lượng cửa hàng bán lẻ của Mỹ sẽ đóng cửa trong năm 2017 được dự báo lên tới hơn 8.600.
Các hãng bán lẻ truyền thống ở Mỹ cũng nộp đơn xin phá sản với tốc độ kỷ lục, trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2017, đã có 14 chuỗi bán lẻ ở Mỹ tuyên bố sẽ xin bảo hộ phá sản - hãng tin Bloomberg dẫn số liệu từ S&P Global Market Intelligence cho biết. Con số này vượt qua số doanh nghiệp bán lẻ ở Mỹ phá sản trong cả năm 2016.
Theo: Kim Tuyến/Vneconomy
Tổng thống Mỹ và tầm nhìn mới “Ấn Độ -…
Mô hình bán lẻ 'thần thánh' của Costco đã đánh…
Abbott đồng ý mua lại Alere với mức giá thấp…
McDonald’s đóng cửa hơn 169 nhà hàng tại Ấn Độ
Ikea đặt Việt Nam vào tầm ngắm
Năm 2020: Liệu kinh tế Mỹ có suy thoái như…
‘Đòn thương mại' mới nhất của ông Trump khiến hàng…
Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến…
Thứ kim loại nào đang được săn lùng hơn cả…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX