Xung đột thương mại Mỹ - Trung chỉ toàn là những lời đe dọa
CTV Phi Tăng (Tổng hợp) 04/11/2018 10:30 AM
Theo Jonathan Swan - nhà báo chuyên trách vấn đề nội chính và nghị trường ở Nhà Trắng đã viết trên trang tin tức Axios rằng, khi Tổng thống ra lời đe doạ Trung Quốc với 100 tỉ USD thuế quan mới, hầu như không có cuộc thảo luận chính thức nào từ Nhà Trắng.

Tổng thống Doanld Trump đã chỉ thị cho Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ tiếp tục xem xét một khoản khoảng 100 tỷ USD thuế bổ sung vì cách trả đũa không công bằng của Trung Quốc vào ngày 5/3. Tuy nhiên, hầu như không có cuộc thảo luận chính thức nào từ Nhà Trắng, theo Jonathan Swan - nhà báo chuyên trách vấn đề nội chính và nghị trường ở Nhà Trắng cho hay.

Ông Trump đưa ra lời tuyên bố đe dọa mà không cần thảo luận với bất cứ ai. Ảnh: baoquocte.vn

"Không có một cuộc thảo luận nào rõ ràng về vấn đề đó. Các quan chức Nhà Trắng mới đang chỉ cùng nhau thảo luận về ưu nhược điểm của mối đe dọa lịch sử - chiến tranh thương mại. Ông Trump thậm chí còn chẳng tham vấn Cố vấn kinh tế mới của mình là ông Larry Kudlow. Thay vào đó, Tổng thống Mỹ đưa mức thuế như là một điều kiện tiên quyết. Chánh Văn phòng Nhà Trắng John Kelly thì biết rằng, Tổng thống còn muốn nhiều hơn thế, nhưng ông ấy đang bị mù quáng bởi tốc độ ra tuyên bố đe dọa. Còn Giám đốc phụ trách vấn đề luật của Nhà Trắng Marc Short, đồng thời cũng là liên lạc viên giữa Nhà Trắng với Đồi Capitol thì hoàn toàn không hé lộ bất cứ tin tức nào”, Jonathan Swan viết.

Nhà báo Jonathan cho biết, chủ đề của buổi họp các nhân viên cấp cao Nhà Trắng đã được đưa ra từ rất sớm. Đích thân Tổng thống đã  lệnh cho Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đưa mối đe dọa này lên hàng đầu và buộc phải có câu trả lời cho ông vào thứ Năm (5/3). Tổng thống nói rằng, ông ấy phải bảo vệ những nông dân và lợi ích nền nông nghiệp Mỹ, nơi mà Chính sách thuế mới hàng tỷ USD của Trung Quốc đang trực tiếp đe dọa.

Tuy nhiên, đối với một số quan chức Nhà Trắng, đây là một thời điểm lộn xộn. Các tuyên bố của Tổng thống làm các nghị sỹ ở Đồi Capitol “rối tung”, gây nên các cơn “địa chấn” trên thị trường và tạo ra các cuộc tranh luận nội bộ vô bổ.

Một số quan chức cấp cao đã đổ lỗi cho Bộ trưởng Tài chính Mnuchin đã tạo nên  sự lộn xộn này. Nhưng số khác lại bênh vực ông Mnuchin và cho rằng, sau khi nhận được lệnh từ Tổng thống, Bộ trưởng đã tiến hành nhiều cuộc bàn bạc với Đại diện Thương mại Bob Lighthizer. Các quan chức cấp cao cũng chỉ ra rằng, chưa có mức thuế quan mới nào như đã nêu ra được thực hiện, đó mới chỉ là một tuyên bố.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhà báo Jonathan Swan, vấn đề là từ những lời tuyên bố của Tổng thống mọi việc đã được đẩy lên quá cao, đưa nước Mỹ đến bờ vực của một cuộc chiến tranh thương mại với một tốc độ chóng mặt. Hy vọng ở diễn biến tiếp theo, tân Cố vấn kinh tế của Tổng thống Larry Kudlow, vốn là người ủng hộ tự do thương mại có thể giúp “giảm nhiệt độ”, tránh được việc đánh thuế đối với Trung Quốc – quyết định có thể gây thảm họa đối với kinh tế Mỹ.

Tuyên bố của Trump đưa nước Mỹ - Trung đến bờ vực của một cuộc chiến tranh thương mại. Ảnh: chantroimoimedia.com

Trong khi đó, trong tình huống căng thẳng Mỹ - Trung hiện nay, nhiều chuyên gia đánh giá, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay chưa tới bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại, bởi vì hiện tại 2 quốc gia này đang “nắn gân” nhau. Các tuyên bố áp thuế lẫn nhau có thể chỉ nhằm gây thêm sức ép và tạo thời gian để hai bên đàm phán về tương lai quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Các công ty tại Mỹ có thế tiếp tục phản đối các mức thuế quan đến ngày 22/5 tới. Sau đó, chính quyền Trump vẫn có 180 ngày để quyết định có áp dụng các biện pháp cụ thể hay không. Tuy nhiên, một mức thuế nhập khẩu 25% đối với 1.300 mặt hàng của Trung Quốc sẽ khó được Quốc hội Mỹ thông qua.

Được biết, hiện hai bên đã có các cuộc tiếp xúc các cấp, cả công khai lẫn bí mật để thảo luận về các vấn đề này. Có thể cả Mỹ và Trung Quốc đã dàn xếp được phần nào căng thẳng nên trong động thái mới nhất, Tổng thống Trump ngày 8/4 thông báo trên trang Twitter cá nhân, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ hàng rào thuế quan thương mại và chính sách thuế quan của hai nước sẽ mang tính tương hỗ, hai bên sẽ đạt được thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ. 

Hội nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) sẽ tổ chức tại Washington từ 20 - 22/4 tới. Rất có thể, Trung Quốc và Mỹ sẽ giải quyết những bất đồng hiện nay bên lề Hội nghị này.

Author: CTV Phi Tăng (Tổng hợp)

News day