1. Hành vi của trẻ giống như một phép thử về cách ứng xử của cha mẹ như thể con muốn nói: “Mẹ có yêu con ngay cả khi con thế này không?” Câu trả lời của bạn phải rõ ràng: “Dĩ nhiên, cha mẹ luôn hạnh phúc khi có con. Nếu được chọn trong số tất cả trẻ em trên thế giới, cha mẹ vẫn sẽ chọn con”. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển một tâm lý vững vàng.
2. Ba từ đơn giản này rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Đó chính là "Mẹ yêu con". Ngoài ra, hãy để lời nói đi cùng với hành động: hãy thể hiện tình yêu ấy bằng việc dành thời gian bên con, chơi đùa, ôm con vào lòng, cho con lời khuyên hoặc ủng hộ con khi cần thiết.
3. “Ồ, phòng con sạch sẽ quá”; “Con gấp quần áo thật gọn gàng! Làm tốt lắm”… Những lời khen ngợi như vậy luôn khiến trẻ thấy những nỗ lực của mình được coi trọng và ủng hộ. Ngoài ra, điều này còn thúc đẩy những suy nghĩ tích cực và tạo động lực để trẻ làm tốt hơn trong những lần sau.
4. Chúng ta đều là con người, vì thế ai cũng có thể phạm sai lầm. Thú nhận sai lầm và xin sự tha thứ từ trẻ là điều rất quan trọng với cha mẹ. "Mẹ thực sự xin lỗi vì..." một câu nói thôi cũng chính là cách bạn thay đổi thái độ của con trẻ đối với những việc làm sai. Cách ứng xử này giúp trẻ hiểu chúng luôn được coi trọng và cũng dạy trẻ biết rằng khi một người làm sai, người đó nên xin lỗi và không tái phạm sai lầm nữa.
5. Kìm nén những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến những căn bệnh về tâm lý. Trẻ em cũng được quyền tức giận. Chúng có thể buồn khi đồ chơi bị mất hoặc khóc khi đau đớn. Cấm thể hiện những cảm xúc tiêu cực cũng đồng thời là cấm không được trở thành chính mình vậy.
6. Ai cũng có nỗi sợ hãi của riêng mình. Nếu trẻ sợ hãi điều gì đó, cha mẹ hãy chia sẻ với con những kinh nghiệm của bản thân để giúp trẻ hiểu rằng lòng dũng cảm thực chất là học cách để vượt qua sợ hãi.
7. Cho trẻ quyền lựa chọn, dạy trẻ biết lắng nghe bản thân và không sợ lên tiếng khi bất đồng với ý kiến của người khác là những điều cần thiết bởi đó là nền tảng cho sự trưởng thành, độc lập và chủ động của trẻ sau này.
8. Bằng cách gợi nhắc những thành công trước đó, bạn sẽ giúp con tin vào bản thân và nhận ra chúng có thể làm mọi việc tốt hơn.
9. “Ổn thôi! Thử lại nào”; “Cha mẹ tin con”; “Không ai làm tốt ngay tức khắc cả”. Đó là những gì bạn nên nói với trẻ khi chúng gặp thất bại. Con bạn nên hiểu những sai lầm đấy sẽ giúp con rèn luyện bản thân. Dù vậy, điều quan trọng nhất là hãy để trẻ biết rằng thất bại của con sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến việc cha mẹ yêu thương con nhiều thế nào.
10. “Con thấy thế nào?” ,“Ngày hôm nay của con ra sao?”,... Những câu hỏi như vậy góp phần tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái cũng như rèn luyện khả năng suy nghĩ của trẻ.
11. Cha mẹ thường dùng từ “chúng ta” để nói với trẻ: “Chúng ta cùng bò nhé”, “Chúng ta đi nhà trẻ nhé”, “Chúng ta sắp lên lớp 2 rồi”. Khi trẻ còn nhỏ, cách xưng hô như vậy sẽ tăng sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, trong tương lai, cách xưng hô là “con” sẽ tốt hơn vì từ “chúng ta” có thể cản trở sự phát triển và tâm lý độc lập của trẻ.
Hãy thay đổi những câu nói thường ngày của bạn để khiến trẻ trở nên tích cực với hoạt động có ích.
Theo: VOV.vn
5 dấu hiệu biết crush không thích bạn
Bạn là người sống bằng lý trí hay bằng con…
Muốn thành công, phải nhớ câu nói của Thomas Edison
Mẹo vặt: Đây là cách bạn tận dụng những chiếc…
Cách làm nến thơm từ bã cà phê
Lợi ích của việc đam mê viết lách
Trang trí ngôi nhà nhỏ của bạn từ những chai…
Ý nghĩa đằng sau màu son môi
Mẹo vặt: Cuộc sống cực tiện lợi và bất ngờ…
Mang màu sắc đến với ngôi nhà của bạn
Một mình khám phá thủ đô Thái Lan – tại sao không?
Đại học không phải là lựa chọn duy nhất cho tương lai
Em là một nửa hoàn hảo của anh
Tỷ phú người Nhật Yusaku Maezawa sẽ là người đầu tiên du lịch Mặt Trăng bằng tàu SpaceX